Mục I - Phần A - Trang 138 Vở bài tập Vật lí 9

Giải trang 138 VBT vật lí 9 Mục I - Kính lúp là gì (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 50


Đề bài

I - KÍNH LÚP LÀ GÌ?

1.

a) Kính lúp là: một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

Người ta dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ

b) Mỗi kính lúp có một số đặc trưng là: số bội giác (kí hiệu là G) được ghi bằng các con số như: 2x, 3x, 5x,…

Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát một vật thì sẽ thấy ảnh càng lớn

c) Hệ thức giữa số bội giác và tiêu cự (đo bằng cm) của một kính lúp là: G = 25/f

2.

Vật mà ta quan sát là: cây kim

Số bội giác của kính: 2,5x, tiêu cự 10cm, ảnh cao 5cm

Số bội giác của kính: 5x, tiêu cự 5cm, ảnh cao 7cm

Số bội giác của kính: 10x, tiêu cự 2,5cm, ảnh cao 20cm


C1.

Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng ngắn


C2.

Ta có:

\(G = \displaystyle{{25} \over f} \\\Rightarrow f = \displaystyle{{25} \over G} = {{25} \over {1,5}} \approx 16,7cm\)


3. Kết luận

Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Số bội giác cho ta biết ảnh mà mắt thu được có kích thước gấp bao nhiêu lần so với ảnh của vật khi không dùng kính.

 

Bài giải tiếp theo
Mục II,III - Phần A - Trang 139 Vở bài tập Vật lí 9
Câu 50.1, 50.2, 50.3, 50.4, 50.5, 50.6 phần bài tập trong SBT – Trang 139,140 Vở bài tập Vật lí 9
Câu 50.a, 50.b phần bài tập bổ sung – Trang 141 Vở bài tập Vật lí 9