Mục II - Phần A - Trang 11 Vở bài tập Vật lí 9

Giải trang 11 VBT vật lý 9 Mục II - Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp (Phần A - Học theo SGK) với lời giải chi tiết các câu hỏi và lý thuyết trong bài 4


Đề bài

II - ĐIỆN TRỞ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP

1. Điện trở tương đương của một đoạn mạch gồm các điện trở là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch này, sao cho với cùng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước.

2. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp


C3.

Chứng minh R = R1 + R2 : 

Trong mạch nối tiếp ta có: U = U1 + U2 = IR1 + IR2 = I(R1 + R2) (1)

Mặt khác: U = IRtđ  (2)

Từ (1) và (2) => IRtđ = I(R1 + R2) => R = R1 + R2

3. Thí nghiệm kiểm tra

- Khi hai điện trở mắc nối tiếp \({I_{AB}} = {I_1}\) 

- Khi thay hai điện trở đó bằng một điện trở tương đương \(I{'_{AB}} = {I_1}\)

So sánh \({I_{AB}} = I{'_{AB}}\)


4. Kết luận

Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp có điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần : R = R1 + R2

Chú ý : Các điện trở và bóng đèn dây tóc có thể đường mắc nối tiếp nhau khi chúng chịu được cùng một cường độ dòng điện không vượt quá một giá trị xác định. Giá trị xác định đó gọi là cường độ dòng điện định mức. Các dụng cụ dùng điện sẽ hoạt động bình thường khi dòng điện chạy qua chúng có cường độ định mức.

Bài giải tiếp theo
Mục III - Phần A - Trang 11, 12 Vở bài tập Vật lí 9
Câu 4.1, 4.2, 4.3 phần bài tập trong SBT – Trang 12, 13 Vở bài tập Vật lí 9
Câu 4.4, 4.5, 4.6, 4.7 phần bài tập trong SBT – Trang 13 Vở bài tập Vật lí 9
Câu 4.a, 4.b phần bài tập bổ sung – Trang 13,14 Vở bài tập Vật lí 9


Từ khóa