Giải bài Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái trang 46 sách bài tập văn 11 - Cánh diều

Chọn phương án trả lời đúng cho câu hỏi: Tại sao văn bản Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái là một văn bản thông tin tổng hợp?


Câu 1

Câu 1 (trang 46, SBT Ngữ Văn 11, tập một):

Chọn phương án trả lời đúng cho câu hỏi: Tại sao văn bản Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái là một văn bản thông tin tổng hợp?

Phương pháp giải:

     Vận dụng hiểu biết về văn bản thông tin tổng hợp kết hợp cùng với những suy luận logic của bản thân để lựa chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Văn bản Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái có sử dụng nhiều phương thức văn bản khác nhau như: miêu tả, tự sự, thuyết minh, nghị luận…. → Văn bản Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái là văn bản thông tin tổng hợp.

→ Đáp án đúng: C. Vì văn bản đã giới thiệu về Giáo sư Tạ Quang Bửu bằng nhiều cách thức khác nhau.


Câu 2

Câu 2 (trang 46, SBT Ngữ Văn 11, tập một):

Thống kê và tìm hiểu thông tin về các nhà khoa học có liên quan đến Tạ Quang Bửu được tác giả Hàm Châu dẫn ra trong bài viết. Các nhân vật ấy có đặc điểm chung nào?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản trong SGK và thống kê cũng như tìm hiểu về các nhà khoa học có liên quan đến Tạ Quang Bửu được tác giả dẫn trong bài. Từ đó đưa ra những nhận xét, so sánh.

Lời giải chi tiết:

Các nhân vật được tác giả Hàm Châu dẫn trong bài có liên quan đến Tạ Quang Bửu đều có điểm chung: đều là các nhà khoa học lớn, nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực của thế giới và Việt Nam.


Câu 3

Câu 3 (trang 46, SBT Ngữ Văn 11, tập một):

Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì? Tác giả đã triển khai bài viết bằng cách nào? Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trong bài viết có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản và khái quát được nội dung chính mà tác giả hướng tới là gì, đồng thời nhìn nhận cách tác giả triển khai bài viết ra sao; thêm vào đó theo dõi vào những trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật để thấy được cái hay của nó.

Lời giải chi tiết:

- Văn bản tập trung làm sáng tỏ Giáo sư Tạ Quang Bửu là người thầy rất thông thái, uyên bác.

Ý tưởng nêu trên của bài viết được trình bày theo trình tự: tông, phân, hợp (nêu nhận xét khái quát, sau đó phân tích và chứng minh cụ thể, cuối bài nêu suy nghĩ khái quát của cá nhân người viết).

- Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật (các nhà khoa học) trong văn bản có tác dụng tăng tính thuyết phục và làm rõ sự thông thái của Giáo sư Tạ Quang Bửu.


Câu 4

Câu 4 (trang 46, SBT Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích và làm sáng tỏ thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản qua một số câu văn cụ thể.

Phương pháp giải:

Theo dõi vào nội dung văn bản, chú ý tới những từ, câu văn, chi tiết thể hiện tình cảm, thái độ của người viết để từ đó chỉ ra được những minh chứng cụ thể.

Lời giải chi tiết:

Thái độ và tình cảm yêu mến của người viết thể hiện khá rõ trong nhiều câu, đoạn văn. Chẳng hạn: "Chúng ta còn nhớ, đạo ấy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ là đồng chí Võ Nguyên Giáp. Đẹp biết bao thế hệ trí thức thời mở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, “Cái thuở ban đầu Dân quốc ấy / Nghìn năm chưa dễ đã ai quên”.

Hoặc đoạn sau:

“Ngày 6-3-1948, giữa rừng xanh Việt Bắc, đã phát hành cuốn sách của Giáo sư Tạ Quang Bửu: Sống. Tên sách thật ngắn, song gợi lên bao suy nghĩ sâu xa. Hơn nửa thế kỉ sau, giờ đây ngồi đọc lại cuốn sách mỏng in trên giấy dó đó, tôi ngạc nhiên nhận thấy, ngay từ dạo ấy, trên nhà sàn nơi bản vắng chiến khu, nhà thông thái của chúng ta đã có thể vận dụng những phát minh mới nhất trong vật lí lượng tử để giải thích sự sống, trình bày cấu trúc phân tử của gen, sự di truyền và biến dị, tính trội và tính lặn, các tác nhân gây đột biến,...”.


Câu 5

Câu 5 (trang 46, SBT Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích tác dụng của các đoạn thơ được tác giả dẫn ra ở cuối văn bản Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái.

Phương pháp giải:

Tập trung phân tích và nhận xét đoạn văn cuối văn bản Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái. để chỉ ra được tác dụng của việc trích dẫn thơ.

Lời giải chi tiết:

    Cuối văn bản Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái, tác giả dẫn ra mấy đoạn thơ viết về Tạ Quang Bửu. Các đoạn thơ này có tác dụng rất lớn:

- Làm rõ thêm tình cảm yêu mến của mọi người đối với Tạ Quang Bửu;

- Làm sáng tỏ thêm tài năng, nhân cách của con người Tạ Quang Bửu;

- Góp phần thể hiện tính chất tổng hợp của văn bản thông tin này.


Câu 6

Câu 6 (trang 47-48, SBT Ngữ Văn 11, tập một):

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

a) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Em thấy thông tin nào về Đặng Thuỳ Trâm là đặc sắc nhất?

b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin tổng hợp?

c) Có thể đặt nhan đề văn bản trên như thế nào?

d) Văn bản trên và văn bản Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái có điểm chung nào?

e) Nếu cần giới thiệu về liệt sĩ Đặng Thùy Trâm (từ 8 – 10 dòng), em sẽ nêu những nội dung gì?

Phương pháp giải:

      Đọc văn bản, chú ý tìm ra những từ khóa quan trọng có trong đoạn văn bản phù hợp với nội dung câu hỏi đề bài đưa ra để tìm được câu trả lời phù hợp cho từng yêu cầu đề bài đưa ra

Lời giải chi tiết:

a) Nội dung chính của đoạn trích trên cung cấp cho người đọc những thông tin về bác sĩ Đặng Thùy Trâm.

- Thông tin về “tuổi thơ của Đặng Thùy Trâm trải qua thời kì khốn khó trong những năm kháng chiến…tuổi thanh xuân của họ”là thông tin đặc sắc nhất đối với em. Bởi hoàn cảnh thời đại có thể được coi là bệ đỡ, là yếu tố tác động khá lớn tới những suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm ở các sáng tác sau này của tác giả. Biết được hoàn cảnh thời đại tác giả trải qua cũng phần nào có thể dễ dàng phân tích những suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả với tác phẩm.

b) Văn bản có mục đích cung cấp thông tin tổng hợp. Đồng thời, trong bài còn sử dụng nhiều phương thức khác nhau như: thuyết minh, tự sự, nghị luận, miêu tả…

c) Với nội dung của văn bản, có thể đặt nhan đề khác nhau: Ví dụ: Đặng Thùy Trâm – Tấm gương sáng về lòng yêu nước hoặc Đặng Thuỳ Trâm – Người bác sĩ kiên trung,...

d) Văn bản trên và văn bản Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái có điểm chung là cùng viết về những con người Việt Nam có phẩm chất cao đẹp.

e) Bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh tại Huế nhưng lớn lên tại Hà Nội trong một gia đình giàu tri thức. Bố chị là ông Đặng Ngọc Khuê, bác sĩ ngoại khoa; mẹ chị là bà Doãn Ngọc Trâm, giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội. Chị từng là học sinh của Trường Chu Văn An, Hà Nội và là giọng ca xuất sắc của trường Chu Văn An và Đại học Y Hà Nội. Bên cạnh việc say mê học tập, luôn giúp đỡ bạn bè gặp khó khăn, Thùy Trâm còn tích cực tham gia câu lạc bộ thơ văn cùng khóa của trường Chu Văn An, gồm có các thành viên sau này trở thành các nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vĩ, Vương Trí Nhàn... Chị và các anh bạn cùng lớp Lê Văn Kiếm, Hoàng Ngọc Kim, Dương Đức Niệm kết thành nhóm phấn đấu vào Đảng. Nối nghiệp gia đình, Thùy Trâm thi đỗ vào Đại học Y khoa Hà Nội chuyên khoa Mắt và được nhà trường cho tốt nghiệp sớm một năm để đi chiến trường. Năm 1966, Thùy Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường B. Sau ba tháng hành quân từ miền Bắc, tháng 3 năm 1967, chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ, một bệnh xá dân sự nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh. Chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 27 tháng 9 năm 1968. Ngày 22 tháng 6 năm 1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh khi chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề.