Bài 22. Sinh sản ở động vật trang 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149 SGK Sinh 11 - Cánh diều

Quá trình sinh sản của ong, cá chép, gà và thỏ có gì khác nhau? Trong những loài này, loài nào sinh sản theo mùa? Con người có thể điều khiển số con hoặc số trứng được sinh ra ở những loài này không?


CH tr 143

MĐ: Quá trình sinh sản của ong, cá chép, gà và thỏ có gì khác nhau? Trong những loài này, loài nào sinh sản theo mùa? Con người có thể điều khiển số con hoặc số trứng được sinh ra ở những loài này không?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Quá trình sinh sản của 4 loài khác nhau ở chỗ: gà và cá chép là loài đẻ trứng; ong và thỏ là loài đẻ con.

Trong 4 loài này, loài sinh sản theo mùa là ong và cá chép.

Con người có thể điều khiển số con hoặc số trứng được sinh ra bằng cách thay đổi các yếu tố môi trường và sử dụng hormone sinh sản.

CH: Quan sát và cho biết quá trình sinh sản của những loài động vật trong hình 22.1, hình 22.2, hình 22.3, hình 22.4 có đặc điểm gì chung?

Phương pháp giải:

Quan sát hình 22.1, 22.2, 22.3, 22.4 và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Quá trình phân đôi ở hải quỷ (22.1), nảy chồi ở thủy tức  và phân mảnh ở giun dẹp (22.2) hay trinh sản ở ong (22.4) có đặc điểm chung là cá thể con được hình thành không qua sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

 


CH tr 144

CH 1: Quan sát hình 22.4, cho biết sự sinh ra ong chúa và ong thợ so với ong đực khác nhau như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 22.4 và so sánh hình thức trinh sản và sinh sản hữu tính ở ong.

 

Lời giải chi tiết:

Ong có 2 hình thức sinh sản là trinh sản và sinh sản hữu tính.

Ong đực được sinh ra từ quá trình phát triển của các trứng không được thụ tinh (n).

Ong thợ và ong chúa được sinh ra từ các trứng được thụ tinh (2n).

CH 2: Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật theo gợi ý ở bảng 22.1

 

Phương pháp giải:

Quan sát ình 22.1, 22.2, 22.3 và 22.4 để chỉ ra đặc trưng của từng hình thức sinh sản vô tính ở động vật.

Lời giải chi tiết:

CH 3: Vẽ sơ đồ tư duy phân biệt các hình thức sinh sản hữu tính.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.

Lời giải chi tiết:

 


CH tr 145

CH 1: Hoàn thành bảng 22.2.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các hình thức sinh sản ở động vật.

Lời giải chi tiết:  

CH 2: Quan sát hình 22.5, nêu tên và trình bày đặc điểm bốn giai đoạn của quá trình sinh sản ở người.

Phương pháp giải:

Quá trình sinh sản hữu tính ở người gồm 4 giai đoạn.

Lời giải chi tiết:

Quá trình sinh sản ở người gồm 4 giai đoạn:

  • Hình thành trứng, tinh trùng: Buồng trứng sản sinh trứng, tinh hoàn sản xuất tinh trùng. Tinh trùng và trứng mang bộ NST n.
  • Thụ tinh tạo hợp tử: một trứng và một tinh trùng kết hợp với nhau tạo hợp tử có bộ NST 2n.
  • Phát triển phôi thai: hợp tử phân chia tạo thành phôi và thai.
  • Đẻ con: khi đủ thời gian phát triển, thai được đẩy ra khỏi tử cung của cơ thể mẹ nhờ quá trình đẻ.

CH tr 146

CH: Vẽ sơ đồ quá trình sinh sản hữu tính thể hiện được 4 giai đoạn ở một loài động vật mà em biết.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

 


CH tr 147

CH: Quan sát hình 22.6, trả lời các câu hỏi sau:

  • Các hormone nào tham gia vào quá trinh điều hòa sinh sản? Nêu tác dụng của từng hormone.
  • Các hormone đó có sự phối hợp hoạt động như thế nào? Cho ví dụ.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 22.6 để trả lời câu hỏi.

 

Lời giải chi tiết:

Các hormone tham gia điều hòa sinh tinh trùng là:

 

Các hormone tham gia điều hòa sinh trứng là:

 

Các hormone tham gia điều hòa sinh sản phối hợp hoạt động với nhau qua các liên hệ ngược. Khi nồng độ hormone cao sẽ hình thành một liên hệ ngược âm tính lên tuyế yên và vùng dưới đồi ngừng tiết hormone và ngược lại.


CH tr 148

CH: Tại sao uống thuốc viên tránh thai hàng ngày (chứa hormone progsterone và estrogen) lại ức chế quá trình chín và rụng trứng?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về vai trò của các loại hormoen sinh dục ở nữ.

Lời giải chi tiết:

Thuốc tránh thai hàng ngày gồm 2 loại hormone progsterone và estrogen, có tác dụng năng cản hiện tượng trứng chín và rụng, đồng thời làm dày lớp chất nhầy ở cổ tử cung, sẽ ngăn cản tinh trùng vào tử cung.


CH tr 149

CH: Kể tên một số biện pháp tránh thai mà em biết, Cơ chế tác động của các biện pháp này là gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

 

VD 1: Nhận xét về số lượng trứng trong mỗi lần đẻ giữa các loài cá, ếch và gà.  Vì sao số lượng trứng trong một lần đẻ cũng là một đặc điểm thích nghi?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Mỗi lần đẻ, cá và ếch đẻ hàng nghìn trứng, trong khi đó gà đẻ 1 trứng mỗi lần.

Ếch và cá là loài thụ tinh ngoài, con cái đẻ trứng trong môi trường nước, vì vậy việc đẻ nhiều trứng giúp tăng hiệu suất thụ tinh, tăng số lượng cá con sống sót tới khi trưởng thành.

Gà đẻ trứng bên trong ổ, có tập tính ấp trứng và chăm sóc con non đến khi trưởng thành nên số lượng trứng mỗi lần đẻ ít hơn.

VD 2: Những yếu tố nào có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng tinh trùng là:

  • Nhiệt độ cao.
  • Hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia.
  • Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh.
  • Lao động quá sức.
  • Quan hệ tình dục bừa bãi.
  • Môi trường sống độc hại.

VD 3: Tìm hiểu các thành tựu điều khiển sinh sản ở động vật mà em biết.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ:

  • Tiêm hormone thúc đẩy sự chín và rụng của nhiều trứng rồi lấy trứng đó ra ngoài, thụ tinh trong ống nghiệm và nuôi dưỡng hợp tử phát triển thành phôi. Cấy các phôi vào tử cung con cái để mang thai và đẻ con → bảo vệ động vật quý hiếm.
  • Thay đổi thời gian chiếu sáng ở gà nuôi làm cho gà đẻ 2 trứng/ngày.

VD 4: Vì sao không khuyến khích, thậm chí nghiêm cấm điều khiển giới tính ở người?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Điều khiển giới tính ở người là hành vi vi phạm đạo đức của con người. Việc nghiêm cấm điều khiển giới tính ở người thể hiện sự bình đẳng giới, tôn trọng quyền con người.