Bài 21. Sinh sản ở thực vật trang 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142 SGK Sinh 11 - Cánh diều

Quan sát các loài cây trong môi trường xung quanh và cho biết cây sinh sản như thế nào? Thực vật có những hình thức sinh sản nào? Các hình thức sinh sản này được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?


CH tr 136

MĐ: Quan sát các loài cây trong môi trường xung quanh và cho biết cây sinh sản như thế nào? Thực vật có những hình thức sinh sản nào? Các hình thức sinh sản này được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Một số loài cây em quan sát được:

  • Cây khoai tây, khoai lang: sinh sản bằng củ.
  • Cây thuốc bỏng: sinh sản bằng lá.
  • Cây dâu tây: sinh sản bằng thân

Thực vật có 2 hình thích sinh sản là: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Người ta ứng dụng sinh sản vô tính của thực vật trong việc nhân nhanh giống cây trồng, bảo tồn giống cây quý hiếm …

Ứng dụng của sinh sản hữu tính ở thực vật là: lai các giống cây, tạo quả không hạt có hiệu quả kinh tế cao …

CH:

  • Quan sát hình 21.1a, cho biết cây con được hình thành như thế nào?
  • Quan sát hình 21.1b, mô tả quá trình biến đổi từ bào tử thành thể giao tử ở rêu. 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 21.1a và 21.1b để trả lời câu hỏi.

  

Lời giải chi tiết:

Ở hình 21.1a, cây con được hình thành từ một phần của cơ thể mẹ như củ, thân, lá, … nhờ quá trình nguyên phân.

Ở hình 21.1b, bào tử (n) sau khi được phát tán từ túi bào tử bắt đầu nảy mầm và nguyên phân nhiều lần tạo thành thể sợi (n), sau đó phát triển thành thể giao tử non (n).


CH tr 137

CH 1: Dựa vào thông tin đã học, hoàn thành bảng 21.1.

 

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

 

 

CH 2: Quan sát hình 21.2, phân biệt một số hình thức nhân giống vô tính ở thực vật.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 21.2 và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

 

CH 3: Nhân giống vô tính thực vật dựa trên cơ sở sinh học nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình sinh sản vô tính ở thực vật.

Lời giải chi tiết:

Nhân giống vô tính thực vật dựa trên cơ sở sinh học là quá trình nguyên phân. Nhờ vậy vừa có thể nhân nhanh giống cây trồng, vừa giữ được các đặc tính quý (phẩm chất) của cây mẹ, rút ngắn thời gian nuôi trồng.


CH tr 138

CH 1: Quan sát hình 21.3, kể tên các bộ phận của hoa.

 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 21.3 để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của thực vật có hoa

Hoa lưỡng tính gồm: đế hoa, đài hoa, tràng hoa (cánh hoa), bộ nhị hoa và bộ nhụy hoa.

Hoa đơn tính chỉ có hoặc bộ nhị (hoa đực) hoặc bộ nhụy (hoa cái).

CH 2: Kể tên một số loài có hoa đơn tính, hoa lưỡng tính.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

 

Hoa lưỡng tính: hoa cải, hoa bưởi, hoa ly, hoa khoai tây, hoa táo tây …

Hoa đơn tính: hoa dưa chuột, hoa liễu … 

CH 3: Quan sát hình 21.4, mô tả quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 21.4 để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Quá trình hình thành hạt phấn: tế bào mẹ hạt phấn (2n) giảm phân tạo 4 tiểu bào tử (n). Mỗi tiểu bào tử (n) nguyên phân một lần thành tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh sản.

Tế bào sinh dưỡng phát triển thành ống phấn, tế bào sinh sản nguyê phân thành hai tinh tử (hạt phấn).

Quá trình hình thành túi phôi: tế bào trung tâm (2n) giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội không cân, ba tế bào tiêu biết. Tế bào lớn nguyên phân 3 lần tạo 8 nhân (túi phôi) chứa tế bào trứng (n); 2 tế bào kèm; nhân lưỡng cực và 3 tế bào đối cực.


CH tr 139

CH 1: Quan sát hình 21.5, mô tả sự phát tán của hạt phấn đến đầu nhụy.

Phương pháp giải:

Quan sát hình 21.5 để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Có hai hình thức phán tán hạt phấn đến đầu nhụy là:

  • Tự thụ phấn: hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy của hoa cùng cây.
  • Thụ phấn chéo: hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy của hoa khác cây.

CH 2: So sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hai hình thức sinh sản của thực vật.

Lời giải chi tiết:

Giống nhau: đều là hình thức tạo ra thế hệ mới ở thực vật.

Khác nhau:

 


CH tr 140

CH: Tìm hiểu các giống cây trồng ở địa phương được nhân giống bằng hình thức vô tính và hữu tính.

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Cây trồng được nhân giống bằng hình thức vô tính: cây mía, cây sắn, cây thuốc bỏng, cây cam, bưởi, hoa hồng …

Cây trồng được nhân giống bằng hình thức hữu tính: cây lúa, cây đậu tương …


CH tr 142

VD 1: Giải thích tại sao quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa được gọi là thụ tinh kép.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa.

Lời giải chi tiết:

Quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa được gọi là thụ tinh kép vì trong quá trình này, cả hai tinh tử đều tham gia vào quá trình thụ tinh. Một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử (2n) và tinh tử còn lại kết hợp với nhân lưỡng cực (2n) tạo thành nhân tam bội (3n).

VD 2: Phun thuốc diệt côn trùng cho vườn trồng xoài, nhãn có lợi hoặc hại gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Các loài cây như cây xoài, cây nhãn là cây thụ phấn chéo, quá trình thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng. Vì vậy nếu phun thuốc diệt côn trùng trong vườn sẽ khiến quá trình thụ phấn ở hai loài cây này gặp khó khăn, làm giảm hiệu quả kinh tế.