Bài 16. Thực hành: Cảm ứng ở thực vật trang 53, 54, 55 SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Mẫu vật thường được dùng trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật là loại cây nào?
16.1
Mẫu vật thường được dùng trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật là loại cây nào?
A. Cây ngô.
B. Cây lúa.
C. Cây mướp.
D. Cây lạc.
Phương pháp giải:
Các loài cây dây leo thường có tính hướng tiếp xúc → Trong các loài cây trên, cây mướp thường được dùng trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
16.2
Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng trọng lực, tại sao phải treo ống nhựa nằm ngang?
A. Để quan sát sự sinh trưởng của rễ, nếu rễ uốn cong xuống dưới thì chứng tỏ rễ không có tính hướng trọng lực.
B. Để quan sát sự sinh trưởng của thân, nếu thân uốn cong lên trên thì chứng tỏ thân có tính hướng trọng lực dương.
C. Để quan sát sự sinh trưởng của thân và rễ, nếu thân và rễ uốn cong theo hai hướng ngược nhau thì chứng tỏ hai cơ quan này đều có tính hướng trọng lực.
D. Để quan sát sự sinh trưởng của thân và rễ, nếu thân uốn cong lên trên và rễ uốn cong xuống dưới thì chứng tỏ hai cơ quan này đều có tính hướng trọng lực.
Phương pháp giải:
Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng trọng lực, phải treo ống nhựa nằm ngang để quan sát sự sinh trưởng của thân và rễ, nếu thân uốn cong lên trên và rễ uốn cong xuống dưới thì chứng tỏ hai cơ quan này đều có tính hướng trọng lực.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
16.3
Để chứng minh tính ứng động ở thực vật, ta có thể dùng bao nhiêu mẫu vật sau đây?
(1) Cây trinh nữ.
(2) Cây đậu.
(3) Hoa hồng.
(4) Cây bắt ruồi.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Phương pháp giải:
Trong các mẫu vật trên, các mẫu vật có thể được sử dụng để chứng minh tính ứng động ở thực vật là:
(1) Cây trinh nữ - ứng động của lá với tác nhân va chạm cơ học.
(2) Cây đậu - ứng động “thức ngủ” của lá theo nhịp ngày đêm.
(4) Cây bắt ruồi - ứng động bắt mồi của lá.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
16.4
Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước ở thực vật, việc sử dụng hộp nhựa trong suốt để trồng cây có tác dụng
A. giúp dễ quan sát được sự sinh trưởng của rễ.
B. giúp cây thu nhận được nhiều ánh sáng cho quang hợp.
C. giúp dễ quan sát được sự sinh trưởng của thân.
D. giúp cây dễ thoát hơi nước.
Phương pháp giải:
Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước ở thực vật, việc sử dụng hộp nhựa trong suốt để trồng cây có tác dụng giúp dễ quan sát được sự sinh trưởng của rễ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
16.5
Hình ảnh sau đây mô tả thí nghiệm gì?
A. Thí nghiệm chứng minh tính hướng trọng lực ở thực vật.
B. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước ở thực vật.
C. Thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng ở thực vật.
D. Thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc ở thực vật.
Phương pháp giải:
Trong hình ảnh mô tả một chậu cây bình thường và một chậu cây được đặt một cốc chứa nước nằm lệch về một phía → Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước ở thực vật.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
16.6
Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau:
Bước 1: Trồng vài hạt đậu đang nảy mầm vào cốc chứa đất ẩm.
Bước 2: Lấy một vỏ chai có kích thước lớn hơn cốc trồng cây, cắt bỏ hai đầu vỏ chai.
Bước 3: Cắt ba hình tròn bằng giấy bìa cứng có đường kính bằng đường kính vỏ chai, khoét trên mỗi miếng bìa một lỗ nhỏ có kích thước như nhau (lưu ý lỗ tròn đủ cho cây chui qua), sau đó đặt ba miếng bìa vào trong vỏ chai sao cho các lỗ nằm so le nhau.
Bước 4: Dùng giấy màu tối quấn quanh bên ngoài vỏ chai để ánh sáng không lọt vào.
Bước 5: Úp phần vỏ chai vào cốc trồng cây. Đặt cốc trồng cây ở nơi có ánh sáng và tưới nước thường xuyên.
Bước 6: Quan sát hiện tượng xảy ra sau 1 tuần.
a) Hãy cho biết mục đích tiến hành thí nghiệm của bạn học sinh là gì.
b) Tại sao phải sử dụng giấy màu tối ở bước 4 của thí nghiệm?
c) Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích.
Phương pháp giải:
Quan sát thí nghiệm
Lời giải chi tiết:
a) Bạn học sinh tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính hướng sáng ở thực vật.
b) Phải sử dụng giấy màu tối ở bước 4 của thí nghiệm nhằm điều khiển ánh sáng theo các lỗ nhỏ trên miếng bìa để chứng minh cây phát triển về phía nguồn ánh sáng.
c) Kết quả: Cây phát triển về phía các lỗ nhỏ có ánh sáng lọt qua vì cây có tính hướng sáng dương.
16.7
Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau:
Bước 1: Trồng hai cây thân leo (bầu, bí,...) vào hai chậu (được đánh số 1 và 2) có chứa đất ẩm (Hình 16.1a).
Bước 2: Để nguyên chậu 1; cắm vào giữa chậu 2 một giá thể (Hình 16.1b).
Bước 3: Đặt hai chậu cây ở nơi có đủ ánh sáng và tưới nước đều đặn hằng ngày trong khoảng thời gian từ 1 – 3 tuần.
Bước 4: Quan sát kết quả thí nghiệm.
a) Mục đích tiến hành thí nghiệm của bạn học sinh là gì?
b) Hãy dự đoán kết quả ở hai chậu cây sau 3 tuần thí nghiệm và giải thích.
Phương pháp giải:
Quan sát thí nghiệm và hình ảnh
Lời giải chi tiết:
a) Thí nghiệm được thực hiện với mục đích chứng minh tính hướng tiếp xúc ở thực vật.
b) Kết quả: Ở chậu không cắm giá thể, thân cây sinh trưởng nằm trên mặt đất; còn ở chậu được cắm giá thể thì thân cây quấn quanh giá thể và sinh trưởng vươn lên. Giải thích: Phần lớn các cây dây leo như nho, bầu, bí,... có thân và tua cuốn vươn thẳng cho đến khi tiếp xúc với giá thể. Sự tiếp xúc kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào phía đối diện của thân và tua cuốn làm cho nó quấn quanh giá thể để vươn lên hấp thụ ánh sáng.
16.8
Em hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh tính hướng hóa ở thực vật.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết cảm ứng ở thực vật
Lời giải chi tiết:
Thiết kế thí nghiệm:
- Bước 1: Gieo một vài hạt đậu xanh vào hai chậu nhựa trong suốt (được đánh số 1 và 2) có chứa đất ẩm. Tưới nước đều đặn để cho các hạt nảy mầm.
- Bước 2: Xử lí phân bón cho các chậu cây trong khoảng thời gian 3 – 5 ngày tiếp theo:
+ Chậu 1: Không bón phân, vẫn tưới nước đều xung quanh gốc cây.
+ Chậu 2: Kết hợp tưới nước đều xung quanh gốc cây và bón phân NPK vào một bên của chậu.
- Bước 3: Quan sát kết quả thí nghiệm sau một tuần.
16.9
Người ta tiến hành các thí nghiệm trên ba cây mầm cùng loài, cùng độ tuổi như sau:
- Cây mầm 1: Chiếu sáng từ một phía lên bao lá mầm.
- Cây mầm 2: Cắt bỏ đỉnh ngọn rồi chiếu sáng từ một phía.
- Cây mầm 3: Che tối phần bao lá mầm, sau đó chiếu sáng từ một phía.
Hãy dự đoán kết quả và giải thích.
Phương pháp giải:
Đọc thí nghiệm
Lời giải chi tiết:
- Cây mầm 1: Ngọn cây sinh trưởng về phía có ánh sáng. Giải thích: Do ngọn cây có tính hướng sáng, bao lá mầm là nơi tổng hợp auxin, hormone này có tác dụng kích thích sự dãn dài của tế bào. Khi chiếu sáng từ một phía, auxin di chuyển từ phía có ánh sáng sang phía không được chiếu sáng → các tế bào ở phía không được chiếu sáng sinh trưởng nhanh hơn → cây uốn cong về phía ánh sáng.
- Cây mầm 2 và 3: Không xuất hiện hiện tượng hướng sáng, thân cây vẫn mọc thẳng. Giải thích: Do phần đỉnh ngọn tập trung nhiều auxin bị cắt bỏ hoặc che tối → không gây ra hiện tượng hướng sáng ở cây.
16.10
Hãy thiết kế ba công thức thí nghiệm để chứng minh tính hướng sáng ở thực vật. Dự đoán kết quả ở mỗi công thức thí nghiệm đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào lí thuyết cảm ứng ở thực vật
Lời giải chi tiết:
- Ba công thức thí nghiệm được minh hoạ như hình sau:
Hãy thiết kế ba công thức thí nghiệm để chứng minh tính hướng sáng ở thực vật
+ Công thức 1: Cây được đặt trong hộp giấy có khoét lỗ ở phía trên.
+ Công thức 2: Cây được đặt trong hộp giấy có khoét lỗ ở một phía (bên phải).
+ Công thức 3: Cây được đặt trong hộp giấy có khoét lỗ ở phía trên nhưng trong hộp giấy có để các thanh chắn ngang xếp so le nhau.
- Do thân cây có tính hướng sáng nên kết quả ở mỗi công thức thí nghiệm trên như sau:
+ Công thức 1: Cây mọc thẳng.
+ Công thức 2: Cây mọc uốn cong lệch về phía bên phải.
+ Công thức 3: Cây mọc uốn cong theo các thanh chắn ngang xếp so le trong hộp.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 16. Thực hành: Cảm ứng ở thực vật trang 53, 54, 55 SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo timdapan.com"