Bài 14. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật trang 47, 48 SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
Cảm ứng ở sinh vật là
14.1
Cảm ứng ở sinh vật là
A. khả năng chịu đựng những tác động từ môi trường xung quanh của cơ thể sinh vật.
B. sự thu nhận các kích thích từ môi trường của cơ thể sinh vật.
C. sự thu nhận và trả lời của cơ thể sinh vật đối với kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
D. khả năng phản ứng của cơ thể sinh vật đối với kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Phương pháp giải:
Cảm ứng ở sinh vật là sự thu nhận và trả lời của cơ thể sinh vật đối với kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
14.2
Trong quá trình cảm ứng ở động vật, thần kinh trung ương thuộc bộ phận nào sau đây?
A. Thu nhận kích thích.
B. Dẫn truyền kích thích.
C. Xử lí thông tin.
D. Trả lời kích thích.
Phương pháp giải:
Trong quá trình cảm ứng ở động vật, thần kinh trung ương thuộc bộ phận xử lí thông tin. Bộ phận này sẽ phân tích thông tin được truyền đến từ bộ phận tiếp nhận để quyết định hình thức và mức độ phản ứng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
14.3
Cho các cơ quan sau:
(1) Quả.
(2) Hoa.
(3) Rễ.
(4) Thân.
(5) Lá.
(6) Hạt.
Có bao nhiêu cơ quan là bộ phận thực hiện phản ứng trong quá trình cảm ứng ở thực vật?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Phương pháp giải:
Trong các cơ quan trên, cơ quan là bộ phận thực hiện phản ứng trong quá trình cảm ứng ở thực vật gồm: (2), (3), (4), (5).
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
14.4
Trong quá trình săn mồi, dơi phát ra các xung âm thanh và sử dụng các âm dội lại để định hướng đường bay về phía con bướm. Đồng thời, âm thanh siêu âm do dơi phát ra cũng hoạt hoá các thụ thể rung động ở bụng con bướm, nhờ đó, con bướm có thể phát hiện được con dơi ở khoảng cách 30 m (khoảng cách gấp 10 lần so với khoảng cách mà con dơi có thể phát hiện được con bướm). Hãy cho biết:
a) Nhờ bộ phận nào mà con bướm có thể phát hiện con dơi?
b) Con bướm sẽ có phản ứng gì khi phát hiện con dơi? Vai trò của phản ứng đó là gì?
c) Trong hiện tượng trên, con dơi có thể bắt được con bướm không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Trong quá trình săn mồi, dơi phát ra các xung âm thanh và sử dụng các âm dội lại để định hướng đường bay về phía con bướm. Đồng thời, âm thanh siêu âm do dơi phát ra cũng hoạt hoá các thụ thể rung động ở bụng con bướm, nhờ đó, con bướm có thể phát hiện được con dơi ở khoảng cách 30 m (khoảng cách gấp 10 lần so với khoảng cách mà con dơi có thể phát hiện được con bướm).
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là:
a) Nhờ các thụ thể rung động ở bụng, con bướm có thể phát hiện con dơi.
b) Khi phát hiện con dơi, bướm sẽ tăng tốc độ bay. Phản ứng này giúp bướm thoát khỏi dơi để không bị ăn thịt.
c) Con dơi có thể bắt được con bướm vì tốc độ di chuyển của dơi nhanh hơn.
14.5
Có bao nhiêu trường hợp sau đây không xảy ra cảm ứng ở sinh vật?
(1) Kích thích không có ý nghĩa, không truyền đạt những thông tin mới đối với sinh vật.
(2) Quá trình xử lí thông tin bị ức chế.
(3) Thụ thể ở cơ quan tiếp nhận kích thích bị tổn thương.
(4) Một số tế bào thần kinh mất chức năng, không dẫn truyền được kích thích.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Phương pháp giải:
(4) Sai. Nếu chỉ có một số tế bào thần kinh mất chức năng, không dẫn truyền được kích thích thì kích thích có thể được dẫn truyền bằng những tế bào thần kinh khác, do đó vẫn có thể xuất hiện cảm ứng ở sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Các trường hợp không xảy ra cảm ứng ở sinh vật là: (1), (2), (3).
14.6
So sánh cơ chế cảm ứng ở thực vật và động vật.
Phương pháp giải:
Lý thuyết khái quát về cảm ứng ở sinh vật
Lời giải chi tiết:
- Giống nhau:
+ Cơ chế cảm ứng ở sinh vật đều gồm các giai đoạn: thu nhận kích thích, dẫn truyền kích thích, xử lí thông tin, trả lời kích thích.
+ Đều là cơ chế đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
- Khác nhau:
Thực vật |
Động vật |
Thu nhận kích thích nhờ các thụ thể trên màng tế bào hoặc trong tế bào chất. |
Thu nhận kích thích nhờ các tế bào thụ cảm hoặc các giác quan. |
Truyền thông tin dưới dạng các dòng electron hoặc các chất hoá học. |
Truyền thông tin dưới dạng xung thần kinh. |
Bộ phận xử lí thông tin là rễ, thân, lá, hoa. |
Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin là các neuron ở trung ương thần kinh. |
Bộ phận thực hiện phản ứng là rễ, thân, lá, hoa. |
Bộ phận thực hiện phản ứng là các cơ, tuyến,... |
Cơ thể phản ứng với các kích thích của môi trường bằng cách điều chỉnh hình thái, phản ứng sinh lí hoặc sự vận động của các cơ quan. |
Cơ thể phản ứng với các kích thích của môi trường bằng các phản xạ. |
Các phản ứng được điều khiển bởi các hormone thực vật. |
Các phản ứng được điều khiển bởi các hormone động vật hoặc hệ thần kinh. |
14.7
Hãy cho biết vai trò của cảm ứng ở sinh vật trong các hiện tượng sau.
a) Vào mùa đông, khi nhiệt độ thấp kéo dài và ít ánh sáng, ở nhiều loài cây thân gỗ, cây bụi có hiện tượng rụng lá.
b) Ở người, khi trời nóng, cơ thể sẽ có hiện tượng toát mồ hôi.
c) Thực vật CAM sống trong điều kiện khô hạn sẽ đóng khí khổng vào ban ngày và mở khí khổng vào ban đêm.
d) Khi nghe thấy tiếng động lạ, châu chấu lập tức bay từ vị trí này sang vị trí khác.
Phương pháp giải:
Lý thuyết vai trò cảm ứng ở sinh vật
Lời giải chi tiết:
a) Giảm thoát hơi nước trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
b) Điều hoà thân nhiệt (làm mát cơ thể).
c) Giảm thoát hơi nước, giúp cây hạn chế bị mất nước vào ban ngày lúc nhiệt độ cao.
d) Phản ứng tự vệ nhằm lẩn tránh sự nguy hiểm.
14.8
Hình 14.1 cho thấy phản ứng của cây ngô chống lại sâu ăn lá cây. Theo đó, lá ngô tổng hợp và giải phóng vào môi trường chất dẫn dụ ong bắp cày đến đẻ trứng vào bên trong sâu bướm. Ấu trùng sau khi nở ra từ trứng sẽ sử dụng chính sâu làm thức ăn, nhờ đó, sâu bị tiêu diệt.
a) Hiện tượng này có vai trò gì đối với cây ngô?
b) Hãy mô tả cơ chế đáp ứng của cây ngô chống lại sâu ăn lá.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 14.1
Lời giải chi tiết:
a) Hiện tượng này giúp cây ngô có thể loại bỏ được loài sâu ăn lá.
b) Các kích thích từ môi trường gồm sự tổn thương do vết cắn và chất hoá học trong nước bọt của sâu ăn lá đã kích hoạt con đường truyền tín hiệu bên trong lá. Lá bị tổn thương đáp ứng với kích thích bằng cách tổng hợp và phóng thích các hợp chất dễ bay hơi có tác dụng dẫn dụ ong bắp cây (dạng kí sinh không hoàn toàn). Ong bắp cày đẻ trứng vào bên trong cơ thể sâu, ấu trùng nở ra sẽ dùng sâu bướm làm thức ăn → sâu bướm bị tiêu diệt.
Câu 14.9
Khi thực vật ở trong điều kiện không có ánh sáng sẽ xảy ra hiện tượng úa vàng, cây sẽ có các biểu hiện như thân ốm và yếu, lá nhỏ có màu úa vàng, rễ kém phát triển. Khi có ánh sáng, quang thụ thể ở lá là phytochrome tiếp nhận kích thích ánh sáng gây nên đáp ứng khử úa vàng ở cây. Tín hiệu từ thụ thể khi vào trong tế bào được khuếch đại thông qua chất truyền tin thứ hai (cGMP) và truyền đến các protein khác trong tế bào. Các protein này kích thích quá trình phiên mã và dịch mã của các gene đặc hiệu trong nhân, tạo ra các protein cần thiết cho quá trình đáp ứng khử úa, kết quả là cây xanh tốt trở lại. Hãy xác định các giai đoạn trong cơ chế cảm ứng ở hiện tượng khử úa vàng ở thực vật.
Phương pháp giải:
Khi thực vật ở trong điều kiện không có ánh sáng sẽ xảy ra hiện tượng úa vàng, cây sẽ có các biểu hiện như thân ốm và yếu, lá nhỏ có màu úa vàng, rễ kém phát triển.
Lời giải chi tiết:
Các giai đoạn trong cơ chế cảm ứng ở hiện tượng khử úa vàng ở thực vật:
- Thu nhận kích thích: Quang thụ thể ở lá là phytochrome tiếp nhận kích thích ánh sáng.
- Dẫn truyền kích thích: Tín hiệu từ thụ thể khi vào trong tế bào được khuếch đại thông qua chất truyền tin thứ hai (cGMP) và truyền đến các protein khác trong tế bào.
- Trả lời kích thích: Các protein tham gia vào quá trình khử úa, kết quả là cây xanh tốt trở lại.
14.10
Khả năng tự điều chỉnh của cơ thể sinh vật có được xem là cảm ứng không? Cho một ví dụ ở thực vật và một ví dụ ở động vật để chứng minh.
Phương pháp giải:
Lý thuyết cảm ứng ở sinh vật
Lời giải chi tiết:
- Khả năng tự điều chỉnh của cơ thể sinh vật được xem là cảm ứng vì cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà các hoạt động sống trong hệ thống để sinh vật tồn tại và phát triển.
- Ví dụ:
+ Thực vật sống ở vùng ngập mặn sẽ vận chuyển chủ động muối khoáng từ môi trường vào rễ, nhờ đó, tạo áp suất thẩm thấu để hút nước. Chúng sẽ bài tiết lượng muối dư thừa thông qua các mô tiết ở lá.
+ Ở người, khi lượng đường trong máu giảm, cơ thể sẽ tiến hành phân giải glycogen dự trữ để đưa lượng đường trong máu về mức ổn định.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 14. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật trang 47, 48 SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo timdapan.com"