Chủ đề 3. Giới thiệu chung về tế bào trang 6 SBT Sinh 10 Cánh diều

Người đầu tiên chế tạo thành công kính hiển vi là?


3.1

Người đầu tiên chế tạo thành công kính hiển vi là?

A. Janssen                 B. A.V. Leeuwenhoek                 C. R. Hooke                 D. Malpighi

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án C.


3.2

Ai là người đầu tiên có những quan sát và mô tả về tế bào sống?

A. R. Hooke               B. A.V. Leeuwenhoek                C. M. Schleiden               D. T. Schwann

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án B.


3.3

Nội dung cơ bản của học thuyết tế bào là:

A. Tế bào là đơn vị cơ sở cấu tạo nên mọi sinh vật. Sinh vật được hình thành từ tế bào.

B. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước.

C. Các đặc trưng cơ bản của sự sống được biểu hiện đầy đủ ở cấp tế bào và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước.

D. Tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào, tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống và tế bào được sinh ra từ tế bào có trước.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án D. 


3.4

Hãy tóm tắt lịch sử nghiên cứu tế bào. Ý nghĩa học thuyết tế bào là gì?

Lời giải chi tiết:

Lịch sử nghiên cứu tế bào:

  • Năm 1665, Robert Hooke đã quan sát mô bần qua ống kính.
  • Những năm 1670, Antonie van Leeuwenhoek đã quan sát tế bào hồng cầu dưới kính hiển vi do ông chế tạo. Sau đó, ông tiếp tục phát hiện động vật nguyên sinh và vi khuẩn.
  • Cuối những năm 1830, Matthias Schleiden và nhà động vật học Theodor Schwann đã nghiên cứu các mô và đề xuất lí thuyết tế bào: Tất cả các sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào, tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.
  • Năm 1855, Rudolf Virchow đề xuất rằng tất cả các tế bào là kết quả của sự phân chia các tế bào đã tồn tại trước đó.
  • Đến thế kỉ XX, học thuyết tế bào tiếp tục được bổ sung.

Ý nghĩa học thuyết tế bào là: Thuyết tế bào cho thấy nguồn gốc thống nhất của sinh giới, nghĩa là mọi sinh vật đều có cùng nguồn gốc; từ đó đặt nền móng cho định hướng phát triển các lĩnh vực nghiên cứu sinh học cả về lí thuyết và ứng dụng.


3.5

Tại sao kính hiển vi lại quan trọng đối với nghiên cứu sinh học?

Lời giải chi tiết:

Kính hiển vi có thể có độ phóng đại hàng nghìn lần. Trong nghiên cứu sinh học, kính hiển vi có vai trò quan trọng vì muốn nghiên cứu được những cấu trúc, sinh vật có kích thước nhỏ bé và hoạt động của chúng thì cần phải có sự phóng đại của kính hiển vi, đặc biệt là trong nghiên cứu cấu trúc, hoạt động của tế bào và các cấu trúc nhỏ hơn tế bào.