Chủ đề 1. Giới thiệu khái quát Chương trình môn Sinh học trang 4, 5 SBT Sinh 10 Cánh diều

Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là?


1.1

Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là

A. thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm ... và con người.

B. cấu trúc, chức năng của sinh vật.

C. sinh học phân tử, sinh học tế bào, di truyền học và sinh học tiến hóa.

D. công nghệ sinh học

Phương pháp giải:

Nắm chắc về đối tượng nghiên cứu của Sinh học.

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án A.


1.2

Việc xác định được có khoảng 30 000 gen trong DNA của con người có sự hỗ trợ của

A. Thống kê           B. Tin sinh học              C. Khoa học máy tính             D. Pháp y

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án B.


1.3

Thứ tự chung các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học là:

A. Quan sát -> Đặt câu hỏi -> Tiến hành thí nghiệm -> Làm báo cáo kết quá nghiên cứu. 

B. Quan sát -> Hình thành giả thuyết khoa học -> Thu thập số liệu -> Phân tích và báo cáo kết quả.

C. Quan sát và đặt câu hỏi -> Tiến hành thí nghiệm -> Thu thập số liệu -> Báo cáo kết quả.

D. Quan sát và đặt câu hỏi -> Hình thành giả thuyết khoa học -> Kiểm tra giả thuyết khoa học -> Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

 

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án D.


1.4

Phân biệt đối tượng nghiên cứu với lĩnh vực nghiên cứu trong sinh học?

Lời giải chi tiết:


1.5

Sinh học là gì? Nhà sinh học làm công việc gì?

Lời giải chi tiết:

- Sinh học là môn khoa học về sự sống.

- Nhà sinh học làm công việc nghiên cứu về các đối tượng sinh học ở nhiều mặt khác nhau như: di truyền học, sinh thái học, sinh học phân tử ...


1.6

Nêu một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học

Lời giải chi tiết:

Dụng cụ: kính hiển vi, kính lúp, bộ đồ mổ ...

Máy móc thiết bị: tủ lạnh, tủ cấy vi sinh, cân điện tử ...

Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật

Thiết bị an toàn như: găng tay, kính bảo vệ mắt, áo bảo hộ ...


1.7

Hãy chỉ ra các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học sau:

Khi quan sát chậu cây cảnh của gia đình để bên cửa số, bạn An thấy cây mọc uốn cong, vươn ra ngoài cửa sổ. Bạn An đặt câu hỏi "Vì sao cây lại uốn cong ra phía cửa sổ?". Bạn An cho rằng "có thể ánh sáng là yếu tố tác động làm cho cây uốn cong, vươn ra phía ngoài cửa sổ". Sau đó, bạn An làm một thí nghiệm như sau: Chuẩn bị hai chậu cây đậu non giống nhau. Chuẩn bị hai hộp giấy đen có kích thước như nhau (có thể đặt được chậu cây đậu non vào trong). Cả hai hộp đều có nắp đậy ở phía trên. Hộp giấy 1 có cửa sổ phía trên nắp hộp, hộp giấy 2 có của số ở một mặt bên của hộp. Đặt chậu cây A vào hộp giấy 1 và chậu cây B vào hộp giấy 2. Để cả hai hộp ngoài ánh sáng, sau hai tuần, bạn An quan sát thấy ở chậu  cây đậu mọc thẳng hướng lên cửa sổ phía trên nắp hộp 1, chậu B cây đậu mọc uốn cong về phía cứa sổ ở một mặt bên của hộp 2. Sau khi thu thập và phân tích kết quả thí nghiệm, bạn An kết luận "ánh sáng là yếu tố kích thích ngọn cây đậu phản ứng hướng về phía ánh sáng".

Lời giải chi tiết:

Nghiên cứu khoa học trên có đủ 4 bước là: 

Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi: bạn An quan sát chậu cây cảnh ở nhà và đặt câu hỏi "Vì sao cây uốn cong ra phía cửa sổ?".

Bước 2: Hình thành giả thuyết khoa học: An cho rằng "có thể ánh sáng là yếu tố tác động làm cho cây uốn cong, vươn ra phía ngoài cửa sổ".

Bước 3: Kiểm tra giả thuyết khoa học: An kiểm tra bằng cách làm thí nghiệm với 2 cây đậu non.

Bước 4: Làm báo cáo kết quả nghiên cứu: bạn An kết luận "ánh sáng là yếu tố kích thích ngọn cây đậu phản ứng hướng về phía ánh sáng".


1.8

Hoành thành các câu sau đây bằng cách sử dụng các từ/cụm từ cho trước ở trong ngoặc (sinh thái học, sinh vật, môi trường, tài nguyên, nạn phá rừng, các thế hệ).

a) Lòng tham của con người đang đe dọa ..... (1) .....

b) Sự khai thác quá mức ..... (2) ..... tự nhiên đe dọa sự tồn tại của ..... (3) ..... tương lai.

c) Lĩnh vực ..... (4) ..... đề cập đến việc nghiên cứu mối quan hệ giữa ..... (5) ..... và môi trường tự nhiên của chúng.

Lời giải chi tiết:

(1) môi trường

(2) tài nguyên

(3) các thế hệ

(4) sinh thái học

(5) sinh vật