Bài 4. Khái quát về tế bào trang 13, 14 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo
Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào?
4.1
Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào?
A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.
B. Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống.
C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Hầu hết các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Phương pháp giải:
Học thuyết tế bào có những nội dung cơ bản sau:
-
Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
-
Các tế báo là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.
-
Tất cả các tế bào được sinh ra từ tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
4.2
Tác giả của học thuyết tế bào là
A. Schleiden và Schwann. C. Schwann và Robert Hooke. |
B. Schleiden và Leeuwenhoek. D. Robert Hooke và Leeuwenhoek. |
Phương pháp giải:
Công trình nghiên cứu của Schleiden và Schwann cho thấy sự tương đồng về cấu tạo của tế bào thực vật và động vật.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A.
4.3
Đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống là
A. Phân tử. |
B. Nguyên Tử. |
C. Tế bào. |
D. Bào quan. |
Phương pháp giải:
Học thuyết tế bào có nội dung cơ bản sau: Các tế báo là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C.
4.4
Hãy hoàn thành sơ đồ sau đây về các đặc tính của sự sống.
Phương pháp giải:
Tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống, các hoạt động của cơ thể( Trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, biệt hóa, truyền thông tin giữa các tế bào) đều diễn ra trong tế bào.
Lời giải chi tiết:
-
Trao đổi chất và năng lượng.
-
Sinh trưởng và phát triển.
-
Sinh sản.
-
Biệt hóa.
-
Truyền thông tin giữa các tế bào.
4.5
Ghép tên các nhà khoa học cho đúng với đối tượng mà họ đã quan sát được khi nghiên cứu về tế bào.
Lời giải chi tiết:
Robert Hooke: Vỏ bần của cây sồi;
Leeuwenhoek: Nguyên sinh vật;
Matthias Schleiden: Tế bào thực vật;
Theodor Schwann: Tế bào động vật.
4.6
Hãy tìm hiểu và hoàn thành sơ đồ sau đây về trình tự các sự kiện trong lịch sử phát hiện ra tế bào.
Lời giải chi tiết:
Các sự kiện:
-
1665: Robert Hooke đã sử dụng kính hiển vi quang học do ông tự phát minh để quan sát các lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi, kết quả quan sát thấy vỏ bần được cấu tạo bởi các khoang rỗng nhỏ.
-
1674: Leeuwenhoek trở thành một trong những người đầu tiên mô tả các tế bào sống khi ông quan sát thấy nhiều loài nguyên sinh vật bơi trong một giọt nước ao. Ngoài ra, ông cũng là người đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn.
-
1838: Matthias Schleiden đề xuất ý tưởng thực vật được cấu tạo từ tế bào.
-
1839: Schwann kết luận rằng tất cả các loài động vật đều cấu tạo từ các tế bào. Ngay sau đó,ông xuất bản quyển sách đầu tiên về học thuyết tế bào, trong đó kết luận rằng tất cả các sinh vật sống được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.
-
1855:Rudolf Virchow đã báo cáo rằng tất cả các tế bào đến từ các tế bào có trước.
4.7
Tại sao sự ra đời của học thuyết tế bào đã đánh dấu cột mốc lịch sử cho sự phát triển của lĩnh vực tế bào học?
Lời giải chi tiết:
Sự ra đời của học thuyết tế bào đã đánh dấu cột mốc lịch sử cho sự phát triển của lĩnh vực tế bào học vì lĩnh vực này chú trọng đến mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào,sự sinh trưởng và phát sinh hình thái ở mức tế bào.
4.8
Khi tìm hiểu về sự hình thành tế bào, có hai ý kiến được đưa ra như sau:
-
Ý kiến 1: Mọi tế bào được sinh ra từ tế bào có trước.
-
Ý kiến 2: Một số tế bào được hình thành ngẫu nhiên từ các chất vô cơ và hữu cơ. Sau đó, các tế bào này sinh ra các tế bào mới.
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai. Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào học thuyết tế bào: Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chi tế bào và dẫn chứng bằng thực nghiệm quan sát thấy sự phân chia tế bào.
Lời giải chi tiết:
Ý kiến 1 là đúng.
Giải thích: Nhờ kĩ thuật chế tạo kính hiển vi được cải thiện, các nhà khoa học quan sát thấy sự phân chia của các tế bào.Đồng thời,vào năm 1855, Rudolf Virchow đã báo cáo rằng tất cả các tế bào đến từ các tế bào có trước.
4.9
Quan sát Hình 4.1 về một quá trình của tế bào.
a) Hình đó mô tả quá trình gì của tế bào? Vì sao em biết?
b) Hãy cho biết chức năng của các tế bào trong hình.
c) Con người có thể ứng dụng quá trình trên vào đời sống như thế nào?
Lời giải chi tiết:
a) Hình 4.1 mô tả quá trình biệt hóa tế bào. Do từ tế bào gốc phôi đã hình thành nên các loại tế bào khác nhaucó chức năng nhất định.
b)
4.10*
Một bạn học sinh đã phát biểu rằng: "Ởsinh vật đa bào, hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp của các tế bào cấu tạo nên cơ thể”. Em có đồng ý với bạn đó không? Hãy đưa ra các dẫn chứng để bảo vệ quan điểm của mình.
Lời giải chi tiết:
Ý kiến của bạn học sinh đó là đúng. Vì:
-
Trong cơ thể sinh vật đa bào,quá trình biệt hoá tế bào dẫn đến mỗi tế bào thực hiện một chức năng nhất định.
-
Hoạt động sống của các cơ quan dựa trên cơ sở hoạt động sống của các tế bào hình thành nên cơ quan đó. Trong cơ thể, các cơ quan phối hợp với nhau để thực hiện các hoạt động giúp cơ thể duy trì sự sống. Do đó, ở sinh vật đa bào,hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp của các tế bào cấu tạo nên cơ thể.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 4. Khái quát về tế bào trang 13, 14 SBT Sinh 10 Chân trời sáng tạo timdapan.com"