Phần câu hỏi bài 3 trang 58, 59 Vở bài tập toán 9 tập 1
Giải phần câu hỏi bài 3 trang 58, 59 VBT toán 9 tập 1. Đường thẳng y = 1/2( x - 4/7) ...
Câu 6
Đường thẳng \(y = \dfrac{1}{2}\left( {x - \dfrac{4}{7}} \right)\) cắt trục tung Oy tại điểm có tung độ bằng:
(A) \(\dfrac{1}{2}\) (B) \(\dfrac{4}{7}\)
(C) \( - \dfrac{4}{7}\) (D) \( - \dfrac{2}{7}\)
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức: Đồ thị của hàm số \(y = ax + b\) \(\left( {a \ne 0} \right)\) là một đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(b.\)
Lời giải chi tiết:
\(y = \dfrac{1}{2}\left( {x - \dfrac{4}{7}} \right) \Leftrightarrow y = \dfrac{1}{2}x - \dfrac{2}{7}\)
Vậy đồ thị của hàm số đã cho cắt trục tung Oy tại điểm có tung độ bằng \( - \dfrac{2}{7}\) .
Đáp án cần chọn là D.
Câu 7
Đường thẳng \(y = \dfrac{2}{3}\left( {x + \dfrac{5}{7}} \right)\) cắt trục Ox tại điểm có hoành độ bằng:
(A) \(\dfrac{2}{3}\) (B) \(\dfrac{{10}}{{21}}\)
(C) \(\dfrac{5}{7}\) (D) \( - \dfrac{5}{7}\)
Phương pháp giải:
Đồ thị của hàm số \(y = ax + b \) \(\left( {a \ne 0} \right)\) là một đường thẳng cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \( - \dfrac{b}{a}\).
Lời giải chi tiết:
\(y = \dfrac{2}{3}\left( {x + \dfrac{5}{7}} \right)\)\( \Leftrightarrow y = \dfrac{2}{3}x + \dfrac{{10}}{{21}}\)
Đường thẳng \(y = \dfrac{2}{3}\left( {x + \dfrac{5}{7}} \right)\) cắt trục Ox tại điểm có hoành độ bằng \( - \dfrac{{10}}{{21}}:\dfrac{2}{3} = - \dfrac{5}{7}\)
Đáp án cần chọn là D.
Cách khác :
Thay giá trị \(y=0\) vào hàm số \(y = \dfrac{2}{3}\left( {x + \dfrac{5}{7}} \right)\) rồi tìm x.
Câu 8
Đường thẳng \(y = \dfrac{3}{5}x - \dfrac{3}{4}\)
a) Cắt trục tung Oy tại điểm có tung độ bằng:
(A) \(\dfrac{3}{5}\) (B) \(\dfrac{3}{4}\)
(C) \( - \dfrac{9}{{20}}\) (D) \( - \dfrac{3}{4}\)
b) Cắt trục hoành Ox tại điểm có hoành độ bằng :
(A) \(\dfrac{3}{5}\) (B) \( - \dfrac{3}{4}\)
(C) \(\dfrac{5}{4}\) (D) \(\dfrac{3}{4}\)
Phương pháp giải:
Đồ thị của hàm số \(y = ax + b \) \(\left( {a \ne 0} \right)\) là một đường thẳng :
a) Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(b.\)
b) Cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \( - \dfrac{b}{a}\) .
Lời giải chi tiết:
a) Đường thẳng \(y = \dfrac{3}{5}x - \dfrac{3}{4}\) cắt trục tung Oy tại điểm có tung độ bằng \( - \dfrac{3}{4}\)
Đáp án cần chọn là D.
b) Đường thẳng \(y = \dfrac{3}{5}x - \dfrac{3}{4}\) cắt trục hoành Ox tại điểm có hoành độ bằng \(\dfrac{3}{4}:\dfrac{3}{5} = \dfrac{5}{4}\)
Đáp án cần chọn là C.
Câu 9
Đường thẳng \(y = \left( {1 + \sqrt 2 } \right)x - \sqrt 3 \)
a) Cắt trục tung Oy tại điểm có tung độ bằng:
(A) \(1 + \sqrt 2 \) (B) \(\sqrt 3 \)
(C) \( - \sqrt 3 \) (D) \(\dfrac{{\sqrt 3 }}{{1 + \sqrt 2 }}\)
b) Cắt trục hoành Ox tại điểm có hoành độ bằng:
(A) \(\dfrac{{1 + \sqrt 2 }}{{\sqrt 3 }}\) (B) \(\dfrac{{\sqrt 3 }}{{1 + \sqrt 2 }}\)
(C) \( - \dfrac{{\sqrt 3 }}{{1 + \sqrt 2 }}\) (D) \( - \dfrac{{1 + \sqrt 2 }}{{\sqrt 3 }}\)
Phương pháp giải:
Đồ thị của hàm số \(y = ax + b \) \(\left( {a \ne 0} \right)\) là một đường thẳng :
a) Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(b.\)
b) Cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng \( - \dfrac{b}{a}\) .
Lời giải chi tiết:
a) Đường thẳng \(y = \left( {1 + \sqrt 2 } \right)x - \sqrt 3 \) cắt trục tung Oy tại điểm có tung độ bằng \( - \sqrt 3 \).
Đáp án cần chọn là C.
b) Đường thẳng \(y = \left( {1 + \sqrt 2 } \right)x - \sqrt 3 \) cắt trục hoành Ox tại điểm có hoành độ bằng \(\dfrac{{\sqrt 3 }}{{1 + \sqrt 2 }}\).
Đáp án cần chọn là B.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Phần câu hỏi bài 3 trang 58, 59 Vở bài tập toán 9 tập 1 timdapan.com"