Phần câu hỏi bài 13 trang 104 Vở bài tập toán 6 tập 1

Giải phần câu hỏi bài 13 trang 104 VBT toán 6 tập 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước khẳng định đúng: Nếu a là bội của b thì ...


Câu 35.

Khoanh tròn vào chữ cái trước khẳng định đúng:

Nếu \(a\) là bội của \(b\) thì

(A) \(\left( { - a} \right)\) cũng là bội của \(b\)

(B) \(\left( { - b} \right)\) là ước của \(a\)

(C) \(a\) là bội của \(b.c\), với mọi giá trị của \(c\)

(D) nếu \(b\) là bội của \(c\) thì \(a\) là bội của \(c\)

Phương pháp giải:

- Cho \(a, b\) là những số nguyên, \(b ≠ 0.\) Nếu có số nguyên \(q\) sao cho \(a = bq\) thì ta nói \(a\) chia hết cho \(b \) và kí hiệu là \(a \,\,\vdots\,\, b.\)

Ta còn nói \(a\) là một bội của \(b\) và \(b\) là một ước của \(a.\)

- Nếu \(a\) chia hết cho \(b\) và \(b\) chia hết cho \(c\) thì \(a\) chia hết cho \(c.\)

Lời giải chi tiết:

 

A, C đúng.

Nếu \(b\) là bội của \(c\) thì \(b\) chia hết cho \(c\), do đó \(a\) chia hết cho \(c\) hay \(a\) là bội của \(c\).

Vậy D đúng.

C sai. Ví dụ: \(9\) là bội của \(3\); \(3.4 = 12\) nhưng \(9\) không là bội của \(12\).

Chọn đáp án A, B, D.


Câu 36.

Điền vào ô trống trong bẳng những số thích hợp:

a

49

 

-156

2010

b

-7

8

 

-134

a:b

 

-12

4

 

Phương pháp giải:

 

Áp dụng quy tắc chia hai số nguyên:

(+) : (+) = (+)

(+) : (-) = (- )

(-) : (+) = (-)

Lời giải chi tiết:

 

- Với \(a = 49;\,b =  - 7\) thì \(a:b = 49:\left( { - 7} \right) =  - 7.\)

- Với \(b = 8;\,a:b =  - 12\) thì \(a = \left( { - 12} \right).8 =  - 96.\)

- Với \(a =  - 156;\,a:b = 4\) thì \(b = \left( { - 156} \right):4 =  - 39.\)

- Với \(a = 2010;\,b =  - 134\) thì \(a:b =2010:(-134)=  - 15.\)

Ta điền vào bảng như sau:

a

49

-96

-156

2010

b

-7

8

-39

-134

a:b

-7

-12

4

-15


Câu 37.

Điền dấu “x” vào ô thích hợp:

Tích \(a.b.c > 0\) khi

Đúng

Sai

\(1)\,a > 0;b > 0;c > 0\)

 

 

\(2)\,a < 0;b < 0;c > 0\)

 

 

\(3)\,a > 0;b > 0;c < 0\)

 

 

\(4)\,a > 0;b < 0;c > 0\)

 

 

 

Phương pháp giải:

 

* Trong một tích các số nguyên khác \(0\): 

+) Nếu có một số chẵn thừa số nguyên âm thì tích mang dấu \("+"\)

+) Nếu có một số lẻ thừa số nguyên âm thì tích mang dấu \("-"\)

Lời giải chi tiết:

 

Tích \(a.b.c > 0\) khi

Đúng

Sai

\(1)\,a > 0;b > 0;c > 0\)

x

 

\(2)\,a < 0;b < 0;c > 0\)

x

 

\(3)\,a > 0;b > 0;c < 0\)

 

x

\(4)\,a > 0;b < 0;c > 0\)

 

x

Bài giải tiếp theo



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến