Bài 57 trang 104 Vở bài tập toán 6 tập 1
Giải bài 57 trang 104 VBT toán 6 tập 1. Cho hai tập hợp số A = {2; 3; 4; 5; 6},B ={21; 22; 23} ...
Đề bài
Cho hai tập hợp số \(A = \{2; 3; 4; 5; 6\},\) \(B = \{21; 22; 23\}.\)
a) Có thể lập được bao nhiêu tổng dạng \((a + b)\) với \(a ∈ A\) và \(b ∈ B ?\)
b) Trong các tổng trên có bao nhiêu tổng chia hết cho \(2\) ?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Lấy mỗi phần tử \(a ∈ A\) cộng với một phần tử \(b ∈ B\) ta được một tổng \(a + b.\)
b) Mỗi số chẵn thuộc \(A\) cộng với một số chẵn thuộc \(B\) ta được một tổng chia hết cho \(2\) và mỗi số lẻ thuộc \(A\) cộng với một số lẻ thuộc \(B\) cũng được một số chia hết cho \(2.\)
Lời giải chi tiết
a) Với mỗi \(1\) phần tử \(a ∈ A\) thì sẽ có \(3\) tổng dạng \((a+b)\) trong đó \(b\in B\). Vì \(A\) có \(5\) phần tử nên có thể lập được \(5.3 =15\) tổng dạng \((a+b)\) với \(a ∈ A, b\in B\)
b) Với mỗi số chẵn \(a\in A\) và \(b\) là số chẵn \(b\in B\) thì \((a+b)\) là số chẵn tức là \((a+b)\) chia hết cho \(2\). Do \(A\) có \(3\) số chẵn và \(B\) có \(1\) số chẵn nên có \(3\) tổng dạng \((a+b)\) với \(a ∈ A, b\in B\) chia hết cho \(2\).
Mặt khác mỗi số lẻ \(a\in A\) và \(b\) là số lẻ \(b\in B\) thì \(a+b\) là số chẵn tức là \((a+b)\) chia hết cho \(2\). Do \(A\) có \(2\) số lẻ và \(B\) có \(2\) số lẻ nên có \(2.2=4\) tổng dạng \((a+b)\) với \(a ∈ A, b\in B\) chia hết cho \(2\).
Vậy có tất cả \(3+4=7\) tổng dạng \((a+b)\) với \(a ∈ A, b\in B\) chia hết cho \(2\).
Chú ý: Ta có thể liệt kê các tổng như sau:
Các tổng có hai số đều chẵn là: \(2 + 22 ; 4 + 22 ; 6 + 22\)
Các tổng có hai số đều lẻ là: \(3 + 21 ; 5 + 21 ;3 + 23 ; 5 + 23\).
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 57 trang 104 Vở bài tập toán 6 tập 1 timdapan.com"