Giải phần B. Kết nối trang 5 Bài tập phát triển năng lực toán 5 tập 2

a) Tính đường kính hình tròn có diện tích 200,96 m2, a) Cho hình H như hình bên. Tính diện tích hình H. Tính diện tích mặt bàn hình tròn có chu vi 753,6cm.


Câu 5

Tính diện tích hình tròn có:

(1) r = 11$\frac{2}{5}$cm                                                        

(2) d = 22$\frac{1}{{10}}$dm

Phương pháp giải:

1) Áp dụng công thức tính diện tích hình tròn:

S = r x r x 3,14

Trong đó, S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn.

2) Bước 1: Tính bán kính hình tròn: r = d : 2

    Bước 2: Tính diện tích hình tròn: S = r x r x 3,14

Trong đó, S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn, d là đường kính hình tròn.

Lời giải chi tiết:

(1) r = 11$\frac{2}{5}$cm = 11,4 cm                                                      

Diện tích hình tròn là: 11,4 x 11,4 x 3,14 = 408,0744 (cm2)

 

(2) d = 22$\frac{1}{{10}}$dm = 22,1 dm

Bán kính của hình tròn là:

22,1 : 2 = 11,05 (dm)

Diện tích hình tròn là:

11,05 x 11,05 x 3,14 = 383,40185 (dm2)             

Đáp số: 1) 408,0744 cm2

             2) 383,40185 dm2         


Câu 6

a) Tính đường kính hình tròn có diện tích 200,96m2

b) Tính bán kính hình tròn có diện tích 50,24dm2

Phương pháp giải:

Bước 1: Từ công thức tính diện tích hình tròn S = r x r x 3,14, ta có thể tính tích của bán kính với bán kính theo công thức: r x r = S : 3,14 , sau đó lập luận để tìm ra bán kính r.

Bước 2: Đường kính hình tròn = bán kính x 2

Lời giải chi tiết:

a) Ta có r x r = 200,96 : 3,14 = 64

    Ta có 8 x 8 = 64 nên r = 8 (m)

    Đường kính hình tròn là: 8 x 2 = 16 (m)

b) Ta có r x r = 50,24 : 3,14 = 16

    Mà 4 x 4 = 16 nên bán kính của hình tròn là r = 4 (dm)


Câu 7

Tính diện tích mặt bàn hình tròn có chu vi 753,6cm.

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính chu vi hình tròn và diện tích hình tròn:

C = r x 2 x 3,14 suy ra  r = C : 2 : 3,14

S = r x r x 3,14

Trong đó, S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn.

Lời giải chi tiết:

Bán kính mặt bàn hình tròn là:

753,6 : 2 : 3,14 = 120 (cm)

Diện tích mặt bàn hình tròn là:

120 x 120 x 3,14 = 45216 (cm2)

Đáp số: 45216 cm2


Câu 8

a) Cho hình H như hình bên. Tính diện tích hình H.

b) Tính diện tích phần đã tô đậm của hình sau:

Phương pháp giải:

a) Diện tích cả hình tròn = bán kính x bán kính x 3,14

Diện tích hình H = diện tích cả hình tròn x $\frac{3}{4}$

b) Diện tích hình chữ nhật = chiều dài x chiều rộng

Diện tích hình tròn to = bán kính x bán kính x 3,14

Diện tích hình vuông = cạnh x cạnh

Diện tích hình tròn nhỏ =bán kính x bán kính x 3,14

Diện tích phần đã tô đậm = Diện tích hình chữ nhật – diện tích hình tròn to – diện tích hình vuông – diện tích hình tròn nhỏ

Lời giải chi tiết:

a)      Diện tích hình tròn có bán kính 4 cm là

4 x 4 x 3,14 = 50,24 (cm2)

Diện tích hình H là:

50,24 x = 37,68 (cm2)

b)      Diện tích hình chữ nhật là:

8 x 4 = 32 (cm2)

Diện tích hình tròn có bán kính 2 cm là:

2 x 2 x 3,14 = 12,56 (cm2)

Diện tích hình vuông có cạnh 2 cm là:

2 x 2 = 4 (cm2)

Diện tích hình tròn có bán kính 1 cm là:

1 x 1 x 3,14 = 3,14 (cm2)

Diện tích phần đã tô đậm là:

32 - 12,56 - 4 - 3,14 = 12,3 (cm2)

Đáp số: a) 37,68 (cm2)

       b) 12,3cm2


Câu 9

   Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

  Kết quả điều tra về môn học được yêu thích nhất của 120 học sinh được cho trên biểu đồ hình quạt sau:

a) Có.................... học sinh thích học Toán nhất.

b) Có.................... học sinh thích học Tiếng Việt nhất.

c) Có.................... học sinh thích học Địa lí nhất.

d) Có.................... học sinh thích học Khoa học nhất.

e) Bạn Đức nói rằng tổng số học sinh thích nhất môn Toán hoặc môn Khoa học là một số bé hơn 50. Bạn Đức nói có đúng không? Tại sao?

Phương pháp giải:

Muốn tìm a% của B ta lấy B nhân với a rồi chia cho 100 hoặc lấy B chia cho 100 rồi nhân với a

Lời giải chi tiết:

a) Số học sinh thích học Toán nhất là:

120 x 25 : 100 = 30 ( học sinh )

b) Số học sinh thích học Tiếng Việt nhất là:

120 x 40 : 100 = 48 (học sinh)

c) Số học sinh thích học Địa lí nhất là:

120 x 15 : 100 = 18 (học sinh)

d) Số học sinh thích học Khoa học nhất là:

120 x 20 : 100 = 24 (học sinh)

e) Bạn Đức nói đúng vì số học sinh thích Toán và Khoa học đều bé hơn 50.