Giải mục IV trang 76 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức

Nêu vai trò của lực ma sát trong các tình huống sau. Người di chuyển trên đường. Vận động viên thể dục dụng cụ xoa phấn vào lòng bàn tay trước khi nâng tạ. Thảo luận để làm sáng tỏ những vấn đề sau đây. Trong thực tế, có một số trường hợp lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động, nhưng cũng có trường hợp lực ma sát thúc đẩy chuyển động. Vai trò của lực ma sát trong lĩnh vực thể thao. Nêu một số cách làm giảm ma sát trong kĩ thuật và trong đời sống.


Câu hỏi 1

Giải câu hỏi 1 trang 76 SGK Vật Lí 10

Nêu vai trò của lực ma sát trong các tình huống sau:

a) Người di chuyển trên đường.

b) Vận động viên thể dục dụng cụ xoa phấn vào lòng bàn tay trước khi nâng tạ.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tiễn

Lời giải chi tiết:

a) Vai trò của lực ma sát trong trường hợp người di chuyển trên đường: nhờ có lực ma sát mà người có thể đứng vững và di chuyển với tốc độ điều khiển được, dẫn đến không bị ngã

b) Vai trò của lực ma sát: tăng lực ma sát ở bàn tay và dụng cụ để vận động viên cầm dụng cụ khó bị rơi ra khỏi tay.


Hoạt động 1

Giải hoạt động 1 trang 76 SGK Vật Lí 10

1. Thảo luận để làm sáng tỏ những vấn đề sau đây:

- Trong thực tế, có một số trường hợp lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động, nhưng cũng có trường hợp lực ma sát thúc đẩy chuyển động

- Vai trò của lực ma sát trong lĩnh vực thể thao

2. Nêu một số cách làm giảm ma sát trong kĩ thuật và trong đời sống.

Phương pháp giải:

Học sinh thảo luận

Lời giải chi tiết:

1.

- Trong thực tế, có một số trường hợp lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động, nhưng cũng có trường hợp lực ma sát thúc đẩy chuyển động

+ Cản trở chuyển động: đi xe trên đường, đẩy hàng,...

+ Thúc đẩy chuyển động:

Mặt lốp xe trượt trên mặt đường

Ma sát sinh ra khi quả bóng lăn trên sân

- Vai trò của ma sát trong lĩnh vực thể thao

+ Lực ma sát giúp các vận động viên giữ được dụng cụ trên tay

+ Lực ma sát giúp cầu thủ điều khiển được trái bóng...

2. Một số cách làm giảm ma sát trong kĩ thuật và trong đời sống:

+ Bôi trơn vào xích xe để làm giảm ma sát, cho xe đi lại dễ dàng

+ Đổ nước ra sàn nhà để làm giảm lực ma sát, di chuyển đồ vật dễ dàng hơn...

Bài giải tiếp theo
Giải mục I trang 77, 78 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
Giải mục II trang 79 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
Bài 13. Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực trang 56, 57, 58, 59 Vật Lí 10 Kết nối tri thức
Bài 14. Định luật 1 Newton trang 60, 61, 62 Vật Lí 10 Kết nối tri thức
Bài 15. Định luật 2 Newton trang 63, 64, 65, 66 Vật Lí 10 Kết nối tri thức
Bài 16. Định luật 3 Newton trang 67, 68 Vật Lí 10 Kết nối tri thức
Bài 17. Trọng lực và lực căng trang 69, 70, 71 Vật Lí 10 Kết nối tri thức
Bài 18. Lực ma sát trang 72, 73, 74, 75, 76 Vật Lí 10 Kết nối tri thức
Bài 19. Lực cản và lực nâng trang 77, 78, 79 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

Video liên quan



Bài giải liên quan

Bài học liên quan

Từ khóa