Giải mục I trang 72, 73 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức

Điều nào sau dây không đúng khi nói về lực ma sát nghỉ. Các tình huống sau đây liên quan đến loại lực ma sát nào. Quan sát hình 18.2 và thảo luận các tình huống sau. Đặt trên bàn một vật nặng có dạng hình hộp.


Câu hỏi 1

Giải câu hỏi 1 trang 72 SGK Vật Lí 10

1. Điều nào sau dây không đúng khi nói về lực ma sát nghỉ?

A. Lực ma sát nghỉ luôn xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

B. Lực ma sát nghỉ giữ cho các điểm tiếp xúc của vật không trượt trên bề mặt.

C. Một vật có thể đứng yên trên bề mặt phẳng nghiêng mà không cần đến lực ma sát nghỉ.

D. Một vật có thể đứng yên trên mặt phẳng ngang mà không cần đến lực ma sát nghỉ.

2. Các tình huống sau đây liên quan đến loại lực ma sát nào?

a) Xoa hai bàn tay vào nhau.

b) Đặt vali lên một băng chuyền đang chuyển động ở sân bay.

Phương pháp giải:

Lực ma sát nghỉ là lực ma sát tác dụng lên mặt tiếp xúc của vật, ngăn không cho vật chuyển động trên một bề mặt, khi vật chịu tác dụng của lực song song với bề mặt. Khi lực tác dụng có độ lớn đạt tới một giá trị nhất định thì vật bắt đầu chuyển động.

Lời giải chi tiết:

1. 

+ Từ khái niệm lực ma sát nghỉ, ta thấy rằng lực ma sát nghỉ luôn xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật, lực ma sát nghỉ giữ cho các điểm tiếp xúc của vật không trượt trên bề mặt

=> A, B đúng

+ Một vật đứng yên trên mặt phẳng ngang ngoài lực ma sát nghỉ ra thì vật đó còn có hợp lực bằng 0

=> D đúng

Chọn C

2. 

a) Khi xoa hai bàn tay vào nhau, hai bàn tay đã tiếp xúc với nhau nên xuất hiện lực ma sát nghỉ

b) Đặt vali lên mặt băng chuyền đang chuyển động ở sân bay, vali nằm yên trên mặt băng chuyền do có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.



Hoạt động 1

Giải hoạt động 1 trang 73 SGK Vật Lí 10

Quan sát hình 18.2 và thảo luận các tình huống sau:

Đặt trên bàn một vật nặng có dạng hình hộp

- Lúc đầu ta đẩy vật bằng một lực nhỏ, vật không chuyển động (Hình 18.2a). Lực nào đã ngăn không cho vật chuyển động?

- Tăng lực đẩy đến khi lớn hơn một giá trị F0 nào đó (Hình 18.2b) thì vật bắt đầu trượt. Điều đó chứng tỏ gì?

- Khi vật đã trượt, ta chỉ cần đẩy vật bằng một lực nhỏ hơn giá trị F0  vẫn duy trì được chuyển động trượt của vật (Hình 18.2c). Điều đó chứng tỏ gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về lực ma sát nghỉ

Lời giải chi tiết:

- Lúc đầu ta đẩy vật bằng một lực nhỏ, vật không chuyển động. Lực ma sát nghỉ đã ngăn cản không cho vật chuyển động.

- Tăng lực đẩy đến khi lớn hơn một giá trị F0 nào đó thì vật bắt đầu trượt. Điều đó chứng tỏ lực F0 lớn hơn lực ma sát nghỉ.

- Khi vật đã trượt, ta chỉ cần đẩy vật bằng một lực nhỏ hơn giá trị F0  vẫn duy trì được chuyển động trượt của vật. Điều này chứng tỏ lực ma sát trượt rất nhỏ, không thể cản trở chuyển động của vật.

Bài giải tiếp theo
Giải mục II trang 73, 74 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
Giải mục III trang 75 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
Giải mục IV trang 76 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
Giải mục I trang 77, 78 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
Giải mục II trang 79 SGK Vật Lí 10 - Kết nối tri thức
Bài 13. Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực trang 56, 57, 58, 59 Vật Lí 10 Kết nối tri thức
Bài 14. Định luật 1 Newton trang 60, 61, 62 Vật Lí 10 Kết nối tri thức
Bài 15. Định luật 2 Newton trang 63, 64, 65, 66 Vật Lí 10 Kết nối tri thức
Bài 16. Định luật 3 Newton trang 67, 68 Vật Lí 10 Kết nối tri thức
Bài 17. Trọng lực và lực căng trang 69, 70, 71 Vật Lí 10 Kết nối tri thức

Video liên quan



Bài giải liên quan

Bài học liên quan

Từ khóa