Bài 17. Một số dạng năng lượng tái tạo trang 80, 81, 82 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức

Ở lớp 6, chúng ta đã biết: năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ sóng biển, năng lượng từ dòng sông.... là các dạng năng lượng tái tạo. Các dạng năng lượng này có ưu điểm và nhược điểm gì?


CHMĐ

Trả lời câu hỏi mở đầu trang 80 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Ở lớp 6, chúng ta đã biết: năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió, năng lượng từ sóng biển, năng lượng từ dòng sông.... là các dạng năng lượng tái tạo. Các dạng năng lượng này có ưu điểm và nhược điểm gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học ở lớp 6

Lời giải chi tiết:

- Ưu: năng lượng sạch, có sẵn, ít gây hại tới môi trường

- Nhược: các dạng năng lượng này cách khai thác khó, giá thành cao


Trả lời câu hỏi hoạt động trang 80 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Quan sát Hình 17.1 và cho biết:

1. Những dạng năng lượng nào là năng lượng tái tạo?

2. Năng lượng nào khi sử dụng có thể gây ô nhiễm môi trường như tạo ra chất thải rắn, phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu,...?

Phương pháp giải:

Phân biệt năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng khác

Lời giải chi tiết:

1. Những dạng năng lượng tái tạo là: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng từ dòng chảy, năng lượng nhiệt trong lòng Trái Đất, năng lượng từ sóng biển

2. Năng lượng than mỏ, năng lượng từ dầu mỏ, năng lượng sinh khối có thể gây ô nhiễm môi trường


CH

Trả lời câu hỏi trang 81 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Vì sao cần tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo?

Lời giải chi tiết:

Cần tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo vì cần bảo vệ môi trường


Trả lời câu hỏi hoạt động trang 81 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Quan sát Hình 17.2, tìm hiểu trên sách báo, internet và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Năng lượng mặt trời được khai thác, sử dụng trong cuộc sống như thế nào?

2. Nêu đặc điểm của năng lượng mặt trời.

3. Nêu ưu điểm và nhược điểm của việc khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời.

 

Phương pháp giải:

Tìm hiểu trên sách báo, internet

Lời giải chi tiết:

1. Năng lượng mặt trời được khai thác, sử dụng trong cuộc sống bằng cách sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời để tích trữ và chuyển hóa thành điện năng phục vụ cho nhu cầu của con người

2. Đặc điểm của năng lượng mặt trời:

Năng lượng mặt trời luôn có sẵn trong thiên nhiên, khó có khả năng bị cạn kiệt trong tương lai gần. Khi sử dụng năng lượng mặt trời không gây ra tiếng ổn, không phát thải các chất gây ô nhiễm không khí hay các khí gây hiệu ứng nhà kính. Năng lượng mặt trời được khai thác trực tiếp như để chiếu sáng, làm khô quần áo, sấy nông sản, sấy thực phẩm, làm muối, chuyển hóa thành năng lượng điện của pin mặt trời hoặc khai thác gián tiếp qua các thiết bị thu nhiệt để làm nóng nước, chạy nhà máy nhiệt điện,...

3.

- Ưu điểm: Khi sử dụng năng lượng mặt trời không gây ra tiếng ổn, không phát thải các chất gây ô nhiễm không khí hay các khí gây hiệu ứng nhà kính. Năng lượng mặt trời được khai thác trực tiếp như để chiếu sáng, làm khô quần áo, sấy nông sản, sấy thực phẩm, làm muối, chuyển hóa thành năng lượng điện của pin mặt trời hoặc khai thác gián tiếp qua các thiết bị thu nhiệt để làm nóng nước, chạy nhà máy nhiệt điện,...

- Nhược điểm: Giá thành cao


CH

Trả lời câu hỏi trang 82 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

1. Nêu đặc điểm của năng lượng từ gió.

2. Nêu ưu điểm và nhược điểm của việc khai thác và sử dụng năng lượng từ gió.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức trong SGK

Lời giải chi tiết:

1. Đặc điểm của năng lượng gió:

- Năng lượng từ gió luôn có sẵn trong thiên nhiên.

- Không phát thải các chất gây ô nhiễm không khí hay các khí gây hiệu ứng nhà kính

2.

- Ưu điểm: Do không phát thải các chất gây ô nhiễm không khí hay các khí gây hiệu ứng nhà kính và công nghệ khai thác năng lượng từ gió phát triển mạnh, nên khai thác năng lượng từ gió được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhất nhằm giảm biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì tốc độ gió trên đại dương thường ổn định hơn và mạnh hơn so với tốc độ gió trên đất liền nên năng lượng từ gió ngoài khơi là một nguồn năng lượng tái tạo có triển vọng phát triển lớn, có thể lắp đặt các trang trại gió ngoài khơi trên vùng biển rộng (Hình 17.3). Hiện nay, nhiều khu vực biển ở nước ta có tiềm năng năng lượng từ gió nhưng chưa được khai thác.

- Nhược điểm: Mặc dù việc khai thác và sử dụng năng lượng từ gió không phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhưng hiệu suất chuyển đổi năng lượng thấp, giá thành đầu tư ban đầu cao, các nhà máy điện gió phát ra tiếng ổn gây ảnh hưởng đến môi trưởng sống của sinh vật,... Tuabin điện gió có thể làm nhiều tín hiệu phát thanh, ảnh hưởng đến vùng hoạt động của các loài chim (đặc biệt là chim di cư) và dơi.


CH

Trả lời câu hỏi trang 83 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

1. Nêu đặc điểm của năng lượng từ sóng biển.

2. Nêu ưu điểm và nhược điểm của việc khai thác và sử dụng năng lượng từ sóng biến.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức trong SGK

Lời giải chi tiết:

1. Năng lượng sóng biển là việc thu năng lượng của sóng biển để làm những công việc có ích – ví dụ, sản xuất điệnkhử muối trong nước hoặc bơm nước.

2.

- Ưu điểm: Năng lượng từ sóng biển là năng lượng có nguồn gốc từ hoạt động của các con sóng. Dạng năng lượng này luôn có sẵn trong tự nhiên, không tạo chất thải, được khai thác bằng công nghệ hiện đại (Hình 174) và chuyển hóa thành điện năng phục vụ cho các nhu cầu sử dụng của con người.

- Nhược điểm: Năng lượng từ sóng biển ở nước ta rất đổi dào nhưng để có được công suất điện lớn và ổn định cần nhiều máy phát điện đặt trong không gian rộng, gây ảnh hưởng đến giao thông đường biến, hệ sinh thái, đòi hỏi giá thành đầu tư ban đầu cao và phụ thuộc rất lớn vào các mùa trong năm, chịu ảnh hưởng bởi thiên tai.


CH

Trả lời câu hỏi trang 84 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

1. Việc sử dụng năng lượng từ dòng sông ảnh hưởng đến môi trường như thế nào nếu:

- Vỡ đập thủy điện.

- Động vật không di chuyển được từ hạ nguồn lên thượng nguồn của dòng sông.

- Diện tích rừng thay đổi khi xây dựng nhà máy thủy điện.

2. Nêu ưu điểm của việc khai thác và sử dụng năng lượng từ dòng sông.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức trong SGK

Lời giải chi tiết:

1.

- Vỡ đập thủy điện: Gây ngập lụt, nứt, gãy địa tầng, động đất

- Động vật không di chuyển được từ hạ nguồn lên thượng nguồn của dòng sông: làm mất đa dạng sinh học

- Diện tích rừng thay đổi khi xây dựng nhà máy thủy điện: biến đổi khí hâu, sạt lở đất,…

2.

Ưu điểm: Dạng năng lượng này có sẵn trong thiên nhiên, ít tác động tiêu cực đến môi trường so với năng lượng hóa thạch. Để khai thác năng lượng từ dòng sông, người ta xây dựng các nhà máy thủy điện nhằm chuyển hóa năng lượng này thành năng lượng điện. Ở các nhà máy thủy điện, các đập hoặc hồ được xây dựng nhằm ngăn dòng chảy, tích trữ nước của những con sông lớn, sau đó sử dụng chúng để làm quay các tuabin của máy phát điện


CH

Trả lời câu hỏi trang 85 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

Tại sao sử dụng hiệu quả năng lượng góp phần bảo vệ môi trường?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức trong SGK và kiến thức thực tế của bản thân

Lời giải chi tiết:

Việc sử dụng hiệu quả năng lượng giúp giảm thiểu sự tiêu thụ năng lượng và khí thải, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Mục tiêu chính của việc sử dụng hiệu quả năng lượng là để thực hiện tiết kiệm năng lượng như:

- Giảm năng lượng hao phí, nhờ đó giảm chi phí sử dụng năng lượng trong sản xuất và đời sống.

- Giảm khai thác và sử dụng năng lượng hóa thạch giúp giảm lượng phát thải khí gây ô nhiễm môi trường.


Trả lời câu hỏi hoạt động trang 86 SGK KHTN 9 Kết nối tri thức

1. Thảo luận và nêu thêm một số biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường.

2. Giải thích vì sao những cách dưới đây được coi là sử dụng hiệu quả năng lượng điện.

a) Tắt các thiết bị điện (ti vi, đèn điện,...) khi không sử dụng.

b) Giảm độ sáng màn hình máy tính.

c) Để điều hòà trên 26 °C vào mùa hè. Sử dụng quạt thay cho máy điều hòa mọi lúc có thể.

d) Không để nhiệt độ tủ lạnh quá thấp, không mở tủ lạnh quá lâu.

e) Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng và vệ sinh các thiết bị điện.

3. Để tận dụng gió và ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà của em, hãy thực hiện các việc sau và giải thích vì sao hành động như vậy.

a) Mở cửa để gió tự nhiên làm thông thoáng ngôi nhà.

b) Kê bàn học, bàn làm việc gần nơi có ánh sáng tự nhiên và tận dụng nguồn ánh sáng này cho các hoạt động sinh hoạt.

c) Sơn phòng sáng màu.

4. Vì sao trồng nhiều cây xanh quanh nhà và trường học giúp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường?

5. Vì sao sử dụng năng lượng tái tạo giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức trong SGK và kiến thức thực tế của bản thân

Lời giải chi tiết:

1.

- Sử dụng năng lượng tái tạo để chuyển hóa thành điện năng (như điện mặt trời, điện gió, thuy điện) sẽ giảm thiếu sự phát thải khí nhà kính và giảm tiêu thụ nhiên liệu hoa thạch.

- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện như bóng đèn LED, tú lạnh, điều hoa, bình nóng lạnh,... (có tính năng tiết kiệm năng lượng) nhằm giảm số tiền điện phải trả hàng tháng và ít tác động đến môi trưởng.

- Tăng cường sử dụng, cải tiến máy móc, thiết bị tiết kiệm năng lượng tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, đồng thời thực hiện tái chế các sản phẩm và sử dụng nguyên liệu thần thiện với môi trường.

- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay cho các phương tiện cá nhân góp phần tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu phát thải khí thải.

- Tạo ý thức tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trưởng: tắt các thiết bị không sử dụng, sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, chọn sử dụng các sản phẩm tái chế và thân thiện với môi trường...

2.

a) Giảm thiểu lượng tiêu thụ điện năng

b) Giảm khí thải từ việc sử dụng thiết bị điện

c) Giảm khí thải từ việc sử dụng thiết bị điện

d) Giảm khí thải từ việc sử dụng thiết bị điện

e) Giảm khí thải từ việc sử dụng thiết bị điện

3.

a) vì để giảm thiểu lượng tiêu thụ điện năng

b) vì để giảm thiểu lượng tiêu thụ điện năng

c) vì để giảm thiểu lượng tiêu thụ điện năng

4. Trồng nhiều cây xanh để giúp giảm thiểu được lượng khí CO2

5. Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng không chỉ sạch mà còn vô tận. Việc sử dụng năng lượng tái tạo sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính và góp phần chống lại biến đổi khí hậu

Bài giải tiếp theo