Bài 12. Tác dụng của dòng điện xoay chiều trang 62, 63, 64 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
Hầu hết các thiết bị điện trong cuộc sống hằng ngày đều sử dụng dòng điện xoay chiều, ví dụ như máy sưởi, quạt điện, nồi cơm điện.... Các thiết bị này hoạt động dựa trên những tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?
CHMĐ
Trả lời câu hỏi mở đầu trang 62 SGK KHTN 9 Cánh diều
Hầu hết các thiết bị điện trong cuộc sống hằng ngày đều sử dụng dòng điện xoay chiều, ví dụ như máy sưởi, quạt điện, nồi cơm điện.... Các thiết bị này hoạt động dựa trên những tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về tác dụng nhiệt trang 62 SGK và vận dụng kiến thức của bản thân ngoài thực tiễn để trả lời câu hỏi trên.
Lời giải chi tiết:
Dòng điện xoay chiều chạy qua máy sưởi, quạt điện, nồi cơm điện... sẽ làm chúng nóng lên, chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt. Năng lượng điện của dòng điện xoay chiều đã chuyển hoá thành năng lượng nhiệt.
CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 62 SGK KHTN 9 Cánh diều
Nêu một số ví dụ về thiết bị điện sử dụng dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt; có tác dụng nhiệt gây hao phí năng lượng?
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về tác dụng nhiệt trang 62 SGK và vận dụng kiến thức của bản thân ngoài thực tiễn để trả lời câu hỏi trên.
Lời giải chi tiết:
Dòng điện xoay chiều chạy qua máy sưởi, quạt điện, nồi cơm điện... sẽ làm chúng nóng lên, chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt. Năng lượng điện của dòng điện xoay chiều đã chuyển hoá thành năng lượng nhiệt.
Dòng điện xoay chiều chạy qua quạt điện làm cánh quạt quay, đồng thời làm quạt nóng lên một chút. Lúc này, tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều gây ra hao phí năng lượng điện.
CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 62 SGK KHTN 9 Cánh diều
Nêu một số ví dụ về tác dụng phát sáng của dòng điện xoay chiều.
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về tác dụng phát sáng trang 62 SGK và vận dụng kiến thức của bản thân ngoài thực tiễn để trả lời câu hỏi trên.
Lời giải chi tiết:
Khi dòng điện xoay chiều chạy qua một số đèn thì các đèn này phát ra ánh sáng, chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng phát sáng.
Ví dụ về tác dụng tác dụng phát sáng của dòng điện xoay chiều: cho dòng điện đi qua đèn điện với các loại như đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang hay đèn ống (đèn tuýp), đèn compact, đèn LED,…để chiếu sáng.
CH 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 63 SGK KHTN 9 Cánh diều
1. Nêu một số ví dụ về tác dụng từ của dòng điện xoay chiều. Ở mỗi ví dụ đó, dòng điện xoay chiều còn có tác dụng nào khác?
2. Với chuông điện ở hình 12.3, nếu dòng điện xoay chiều được thay bằng dòng điện một chiều thì chuông có hoạt động không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về tác dụng từ trang 63 SGK và vận dụng kiến thức của bản thân ngoài thực tiễn để trả lời câu hỏi trên.
Lời giải chi tiết:
1.
Dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây dẫn kín thì cuộn dây dẫn kín hút được các vật bằng sắt, thép,... chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng từ.
Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều được ứng dụng trong các thiết bị điện như chuông điện (có thêm tác dụng nhiệt), rơ-le điện (có thêm tác dụng nhiệt), bếp từ (có thêm tác dụng nhiệt),...
2.
Không, nếu dòng điện xoay chiều được thay bằng dòng điện một chiều, chuông không hoạt động được. Chuông cần dòng điện xoay chiều để tạo tác dụng từ, và dòng điện một chiều không tạo ra từ hiệu quả trong chuông.
LT
Trả lời câu hỏi luyện tập trang 63 SGK KHTN 9 Cánh diều
Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì khi chạy qua mỗi thiết bị điện dưới đây:
a) Đèn sợi đốt
b) Bếp hồng ngoại
c) Đèn sưởi
d) Đèn LED
e) Bút thử điện
Nêu các tác dụng gây hao phí năng lượng điện ở mỗi thiết bị đó.
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về tác dụng của dòng điện xoay chiều (dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt (ví dụ bàn là, máy sưởi,..); tác dụng phát sáng (ví dụ đèn LED, đèn huỳnh quang,...); tác dụng từ (ví dụ chuông điện, rơ-le điện,...); tác dụng sinh lí (ví dụ khi đi qua cơ thể người và sinh vật).) và vận dụng kiến thức của bản thân ngoài thực tiễn để trả lời câu hỏi trên.
Lời giải chi tiết:
a) Đèn sợi đốt: tác dụng nhiệt (tác dụng hao phí: phát sáng)
b) Bếp hồng ngoại: tác dụng nhiệt (tác dụng hao phí: phát sáng)
c) Đèn sưởi: tác dụng nhiệt (tác dụng hao phí: phát sáng)
d) Đèn LED: tác dụng phát sáng (tác dụng hao phí: nhiệt)
e) Bút thử điện: tác dụng từ (tác dụng hao phí: nhiệt)
CH 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 63 SGK KHTN 9 Cánh diều
Nêu ví dụ về tác dụng sinh lí của dòng điện xoay chiều với cơ thể người hay sinh vật.
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về tác dụng sinh lí trang 63 SGK và vận dụng kiến thức của bản thân ngoài thực tiễn để trả lời câu hỏi trên.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ, dòng điện xoay chiều chạy qua tim, có thể gây ra chấn động tim, ảnh hưởng tới khả năng bơm máu của tim hoặc dẫn đến ngưng tim.
Ví dụ: dòng điện xoay chiều có tần số trong khoảng 40 Hz - 80 Hz được sử dụng để kích thích và chống teo cơ, dòng điện xoay chiều có tần số lớn hơn 20 kHz được sử dụng trong phục hồi chức năng,...
VD
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 64 SGK KHTN 9 Cánh diều
1. Như ta đã biết, tác dụng hoá học của dòng điện một chiều được ứng dụng trong mạ kim loại. Trong ứng dụng này, có thể dùng dòng điện xoay chiều để thay thế dòng điện một chiều không? Vì sao?
2. Nêu một số biện pháp để đảm bảo an toàn khi sử dụng dòng điện xoay chiều
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức tìm qua sách, báo, Internet và và vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi của được nêu.
Lời giải chi tiết:
1.
Không, trong ứng dụng mạ kim loại, không thể thay thế dòng điện một chiều bằng dòng điện xoay chiều. Tác dụng hoá học cần dòng điện một chiều để tạo ra quá trình oxi-hoá khử liên tục, và dòng điện xoay chiều không tạo ra quá trình này một cách hiệu quả. Mạ kim loại thường yêu cầu dòng điện một chiều để đảm bảo quá trình điều chế kim loại diễn ra một cách hiệu quả và đồng đều.
2.
Một số biện pháp để đảm bảo an toàn khi sử dụng dòng điện xoay chiều:
1. Sử dụng ổ cắm và dây điện an toàn.
2. Kiểm tra định kỳ dây điện và ổ cắm.
3. Tránh sử dụng thiết bị ẩm ướt.
4. Không chạm vào dây điện trần.
5. Sử dụng thiết bị bảo vệ như ổ chống giật điện (RCD).
6. Hạn chế sử dụng dây kéo dài.
7. Bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ.
8. Tắt nguồn khi không sử dụng.
THT
Trả lời câu hỏi tìm hiểu thêm trang 64 SGK KHTN 9 Cánh diều
Bếp hồng ngoại và bếp từ dùng dòng điện xoay chiều để đun nấu. Tìm hiểu những điểm giống và khác nhau về tác dụng của dòng điện xoay chiều ở hai loại bếp này.
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức tìm qua sách, báo, Internet và và vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi của được nêu.
Lời giải chi tiết:
Giống nhau: Cả bếp hồng ngoại và bếp từ sử dụng dòng điện xoay chiều để tạo nhiệt.
Khác nhau: Nguyên lý hoạt động:
- Bếp Hồng Ngoại: Sử dụng tia hồng ngoại để làm nóng thức ăn.
- Bếp Từ: Sử dụng tạo từ từ dòng điện xoay chiều để làm nóng thức ăn.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 12. Tác dụng của dòng điện xoay chiều trang 62, 63, 64 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều timdapan.com"