Bài 24. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trang 99, 100, 101 Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức

Ta đã biết apme kế dùng để đo cường độ dòng điện, vôn kế dùng để đo hiệu điện thế. Vậy, số chỉ của ampe kế và vôn kế cho ta biết điều gì?


Ta đã biết apme kế dùng để đo cường độ dòng điện, vôn kế dùng để đo hiệu điện thế. Vậy, số chỉ của ampe kế và vôn kế cho ta biết điều gì?

Phương pháp giải:

Từ hiểu biết đời sống và tìm hiểu kiến thức qua sách báo, internet.

Lời giải chi tiết:

Ampe kế mắc nối tiếp với điện trở R, để đo dòng điện chạy qua nó, số chỉ của ampe kế là cường độ dòng điện chạy qua R.

Vôn kế mắc song song với điện trở R, để đo hiệu điện thế hai đầu điện trở R, số chỉ của vôn kế là hiệu điện thế hai đầu R.


Rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa độ sáng của bóng đèn, số chỉ trên ampe kế và mức độ mạnh yếu của dòng điện.

Lời giải chi tiết:

Nhận xét: Đèn càng sáng thì số chỉ trên ampe kế càng lớn, dòng điện trong dây dẫn càng mạnh và ngược lại.


CH 1

Quan sát hình 1.6 (trang 9): Khi sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện, cần mắc ampe kế vào mạch điện như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Trong mạch điện, ampe kế được mắc nối tiếp với đoạn mạch.

Mắc chốt (+) của ampe kế với cực dương của nguồn điện.

Chốt âm được mắc về phía cực âm của nguồn.

Lưu ý: Không được mắc hai chốt của ampe kế trực tiếp vào hai cực của nguồn điện để tránh làm hỏng ampe kế và nguồn điện.


So sánh số chỉ trên ampe kế khi lần lượt lắp các nguồn điện 1,5V; 3V; 4,5V vào mạch điện. Từ đó rút ra nhận xét về khả năng sinh ra dòng điện của từng nguồn điện nêu trên.

Lời giải chi tiết:

Khả năng sinh ra dòng điện của các nguồn điện trên tăng dần từ nguồn điện 1,5V đến 4,5V.


CH 2

Số chỉ trên vôn kế có bằng giá trị ghi trên nguồn điện không? Tại sao?

Lời giải chi tiết:

Số chỉ trên vôn kế có giá trị bằng giá trị ghi trên nguồn điện.


Lí thuyết