Bài 18. Lực có thể làm quay vật trang 91, 92, 93 Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều

Chúng ta đã biết, lực tác dụng vào vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động hoặc làm biến dạng vật. Không những thế, lực còn có thể làm quay vật. Ví dụ, ở hình 18.1, khi đẩy hoặc kéo thì cánh cửa có thể quay quanh bản lề


Chúng ta đã biết, lực tác dụng vào vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động hoặc làm biến dạng vật. Không những thế, lực còn có thể làm quay vật. Ví dụ, ở hình 18.1, khi đẩy hoặc kéo thì cánh cửa có thể quay quanh bản lề.

Khi nào thì lực tác dụng lên vật sẽ làm quay vật?

Phương pháp giải:

Dựa vào những kinh nghiệm và tìm hiểu trong cuộc sống cũng như internet để đưa ra dự đoán.

Lời giải chi tiết:

Lực tác dụng lên vật sẽ làm quay vật khi vật được gắn cố định vào một điểm


TN

Tiến hành thí nghiệm như hình 18.2, rút ra kết luận khi nào lực làm quay thanh nhựa xung quanh trục.

Phương pháp giải:

Dựa vào kết quả thí nghiệm để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Lực kéo của lực kế vuông góc với phương của thanh nhựa là lực khiến thanh nhựa quay quanh trục.


CH

Vì sao cần phải kéo nhẹ lực kế trong khi thực hiện các thao tác thí nghiệm?

Phương pháp giải:

Dựa vào tìm kiếm thông tin trong SGK và kinh nghiệm của bản thân, những điều đã được học để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Kéo nhẹ lực kế vì để tránh làm sai lệch kết quả thí nghiệm và để chứng minh rằng với một lực nhỏ nhưng tác dụng theo phương vuông góc với thanh nhựa sẽ làm quay thanh nhựa, thay vì một lực lớn nhưng tác động theo phương dọc theo thanh nhựa sẽ không làm quay thanh nhựa.


CH 1

Nêu một số ví dụ trong thực tế về lực tác dụng làm quay vật.

Phương pháp giải:

Dựa vào kinh nghiệm và tìm kiếm trông tin để giải thích.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ:

- Lực tác dụng lên cánh chong chóng.

- Lực tác dụng lên hai đầu bập bênh.


CH 2

Trong hình 18.1, tay người tác dụng lực như thế nào thì cánh cửa không quay?

Phương pháp giải:

Dựa vào các kiến thức đã học và tìm kiếm thông tin để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Trong hình 18.1, tay người tác dụng lực theo phương song song với mặt cánh cửa thì cửa sẽ không quay.


CH 3

Nêu các ví dụ trong thực tế cần làm tăng moomen lực bằng cách:

a) Tăng độ lớn của lực.

b) Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

c) Tăng đồng thời cả độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

Phương pháp giải:

Dựa vào tìm kiếm thông tin trong SGK và mạng internet để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ trong thực tế cần làm tăng moomen lực bằng cách:

a) Tăng độ lớn của lực: dùng xà beng để nâng vật lên, vật càng nặng thì lực đặt vào xà beng càng lớn để tăng lực tác dụng lên vật.

b) Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực: dùng xà beng để nâng vật lên, vật càng nặng thì vị trí đặt lực vào xà beng càng xa vật để tăng lực tác dụng lên vật.

c) Tăng đồng thời cả độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực: dùng xà beng để nâng vật lên, vật càng nặng thì vị trí đặt lực vào xà beng càng xa và lực đặt vào càng lớn để tăng lực tác dụng lên vật.


CH

1. Khi tháo các đai ốc ở các máy móc, thiết bị, người thợ cần dụng cụ gọi là cờ-lê (hình 18.5).

a) Chỉ ra vật chịu lực tác dụng làm quay và lực làm quay vật trong trường hợp này.

b) Nếu ốc quá chắt, người thợ thường phải dùng thêm một đoạn ống thép để nối dài thêm cán của chiếc cờ-lê. Giải thích cách làm này.

2. Hình 18.6 là ảnh chiếc kìm cán dài dùng để cắt sắt (hình 18.6a) và dao xén giấy (hình 18.6b). Trong mỗi hình, nêu rõ bộ phận nào của dụng cụ sẽ quay khi chịu lực tác dụng.

Phương pháp giải:

Dựa vào kinh nghiệm và tìm kiếm thông tin trên Internet để trả lời.

Lời giải chi tiết:

1.

a) Vật chịu lực tác dụng làm quay: đai ốc ở máy moc thiết bị.

Lực làm quay đai ốc trong trường hợp này: Lực của tay người thợ tác dụng lên cờ-lê

b) Người thợ nối ống thép vào cán của cờ-lê để tăng độ dài khoảng cách từ đai ốc đến vị trí tác dụng lực, từ đó tăng độ lớn lực tác dụng vào đai ốc.

2.

Hình 18.6a: Cán kìm sẽ quay khi lực tác dụng.

Hình 18.6b: Lưỡi dao sẽ quay khi lực tác dụng.


Lí thuyết