Bài 16. Áp suất trang 82, 83, 84 Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều

Khi láng sân xi măng, vữa trên sân chưa khô hẳn, nếu đi trực tiếp trên đó thì sẽ để lại các vết chân lún sâu. Để tránh hỏng mặt sân, người ta thường đặt những tấm ván trên mặt sân để đi trên đó. Vì sao người ta lại làm như vậy?


Khi láng sân xi măng, vữa trên sân chưa khô hẳn, nếu đi trực tiếp trên đó thì sẽ để lại các vết chân lún sâu. Để tránh hỏng mặt sân, người ta thường đặt những tấm ván trên mặt sân để đi trên đó. Vì sao người ta lại làm như vậy?

Phương pháp giải:

Dựa vào những kinh nghiệm và tìm hiểu trong cuộc sống cũng như internet để đưa ra dự đoán.

Lời giải chi tiết:

Mặt tấm ván cứng hơn nên sẽ không bị lún, hoặc do tấm ván trải dài trên cả mặt sân nên phân tán lực ra tốt hơn.


CH 1

Nêu một số ví dụ về áp lực trong thực tế

Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa áp lực và tìm hiểu internet để đưa ra ví dụ.

Lời giải chi tiết:

Một số ví dụ về áp lực trong thực tế:

-        Trọng lực của ô tô tác dụng lên mặt đường.

-        Lực ép của đinh khi đóng vào tường.

-        Trọng lực cơ thể khi bước đi trên sàn.


CH 2

Ở hình 16.1, lực nào sau đây không phải là áp lực? Vì sao?

a)    Lực do người tác động lên xe kéo.

b)    Lực do xe kéo tác dụng lên mặt đất.

c)    Lực do cả thùng hàng tác dụng lên xe kéo.

Phương pháp giải:

Dựa vào định nghĩa áp lực để giải thích.

Lời giải chi tiết:

Lực do người tác dụng lên xe kéo không phải là áp lực vì lực này không vuông góc với mặt bị ép.


CH 3

Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép phụ thuộc vào yếu tố nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào các kiến thức đã học và tìm kiếm thông tin SGK để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép phụ thuộc vào bản chất vật ép và diện tích mặt bị ép.


TN

Tiến hành thí nghiệm như hình 16.2

So sánh độ lún của mỗi trường hợp và rút ra kết luận về sự thay đổi độ lún gây ra bởi áp lực của khối kim loại trên mặt cát khi:

- Với cùng một áp lực (hình 16.2a, b), diện tích bị ép giảm.

- Trên một diện tích bị ép không đổi (hình 16. a, c), tăng áp lực.

Phương pháp giải:

Dựa vào kết quả thí nghiệm để trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Với cùng một áp lực (hình 16.2a, b), diện tích bị ép giảm: độ lún trong hình 16.2b lớn hơn, vậy với cùng một áp lực, khi giảm diện tích bị ép sẽ làm tăng áp suất lên.

- Trên một diện tích bị ép không đổi (hình 16. a, c), tăng áp lực: độ lún trong hình 16.2c lớn hơn, vậy với cùng một diện tích bị ép, khi tăng áp lực sẽ làm tăng áp suất lên.


CH

So sánh áp suất do khối kim loại tác dụng lên cát trong trường hợp hình 16.2a với 16.2b và 16.2c.

Phương pháp giải:

Dựa vào quan sát thí nghiệm để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Áp suất trong trường hợp 16.2a < 16.2b; 16.2a < 16.2c


CH 1

Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có kích thước 1 m x 1 m x 2 m và có trọng lượng 200N. Tính áp suất khối gỗ tác dụng lên mặt sàn trong hai trường hợp ở hình 16.3.

Phương pháp giải:

Dùng công thức tính áp suất \(p = \frac{F}{S}\)để tính

Lời giải chi tiết:

F = P = 200N

a, Diện tích mặt tiếp xúc là:

S1 = 1 x 1 = 1 (m2)

Áp suất tác dụng lên mặt sàn là:

\({p_1} = \frac{P}{{{S_1}}} = \frac{{200}}{1} = 200Pa\)

a, Diện tích mặt tiếp xúc là:

S2 = 1 x 2 = 2 (m2)

Áp suất tác dụng lên mặt sàn là:

\({p_2} = \frac{P}{{{S_2}}} = \frac{{200}}{2} = 100Pa\)


CH 2

a, Vì sao các mũi đinh đều được vuốt nhọn (hình 16.4a)?

b, Vì sao phần lưỡi dao thường được mài mỏng (hình 16.4b)? Vì sao khi thái thức ăn, nhiều khi ta cần tăng lực tác dụng lên dao?

c, Vì sao khi làm phẳng nền nhà lát vữa xi măng, người thợ lại cần dùng giày đế phẳng và rộng (hình 16.4c)?

Phương pháp giải:

Dựa vào các kiến thức đã học và kinh nghiệm để giải thích.

Lời giải chi tiết:

a, Các mũi đinh đều được vuốt nhọn (hình 16.4a) vì để giảm diện tích tiếp xúc, khiến khi đóng đinh áp suất sẽ cao và đinh sẽ được đóng dễ hơn.

b, Phần lưỡi dao thường được mài mỏng (hình 16.4b) vì để giảm diện tích tiếp xúc, khiến dao dễ thái hơn.

Khi thái thức ăn, nhiều khi ta cần tăng lực tác dụng lên dao vì để tăng áp lực tác dụng lên vật cần thái.

c, Khi làm phẳng nền nhà lát vữa xi măng, người thợ lại cần dùng giày đế phẳng và rộng (hình 16.4c) vì để tăng diện tích tiếp xúc, giảm áp suát tránh bị lõm trên nền nhà vừa lát.


CH 3

Tìm ví dụ trong thực tế những trường hợp cần tăng hoặc giảm áp suất và giải thích cách làm tăng hay giảm áp suất trong những trường hợp đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức vừa được học, kinh nghiệm của bản thân và tìm hiểu các thông tin trên internet.

Lời giải chi tiết:

Tăng áp suất: Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.

Giảm áp suất: Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.

Ví dụ:

Một số ví dụ về việc tăng áp suất trong thực tế đó là: đầu đinh, dao, kéo, ống hút,... đều được làm nhọn để giảm diện tích bị ép nhằm tăng áp suất.

Một số ví dụ về việc giảm áp suất trong thực tế đó là: Bánh xe tăng (để làm giảm độ lún của vật trên nền đất, người ta làm vật này có mặt tiếp xúc lớn).


Lí thuyết