II. Em suy nghĩ - Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

Giải bài tập 1, 2 trang 38 sách bài tập tình huống Giáo dục công dân 7. Nhìn thấy Văn mặc áo rách đến lớp cô giáo ngạc nhiên....


Câu 1

Nhìn thấy Văn mặc áo rách đến lớp, cô giáo ngạc nhiên:

- Sao hôm nay em mặc áo rách đến lớp thế này?

Văn đứng lên, một tay cố che chỗ rách, miệng lúng búng. Cô giáo xuống chỗ em ngồi, lại phát hiện ra sách vở cũng bị nhàu nát. Cô đưa mắt dò hỏi các bạn trong lớp. Em lớp trưởng đứng lên:

- Thưa cô, bạn ấy đánh vỡ lọ cắm hoa nên bị bố đánh và vò cả sách vở của bạn Văn ạ.

Em suy nghĩ gì vẽ hành động của bố bạn Văn?

Trả lời :

Hành động của bố là sai. Trước hết, bố bạn đã vi phạm quyền bảo về chăm sóc và giáo dục của trẻ em. Bố đánh bạn đã xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể trẻ em. Thứ hai, Văn mắc lỗi vô ý, và bố nên bỏ qua dặn dò bạn cẩn thận thay vì đánh bạn và vò sách vở của bạn. Điều đó đã làm bạn tổn thương về thân thể và tinh thần, làm cho bạn sợ hãi bố hơn là kính yêu.


Bài 2

Căn cứ vào Chương II của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, em hãy xem 2 tình huống xảy ra dưới đây vi phạm quyển gì của trẻ em.

Tình huống 1 : Sùng A Chớ 13 tuổi ở tại bản Vân Hồ, xã Si-pa Phình (huyện Mường Lay) nhập viện với thân thể đầy vết lở loét. Thủ phạm gây nạn cho em chính là bố dượng Sùng A Thỉnh. Sùng A Chớ phải nghỉ học từ khi học lớp 1, ở nhà và phải lao động vất vả trong gia đình. Sức yếu, chăm chỉ nhưng bao giờ Sùng A Chớ cũng bị bố dượng bảo là lười. Mỗi lần bực tức điều gì, Sùng A Thỉnh lại lấy thanh củi đang cháy trong bếp dí vào người Sùng A Chớ.

Tình huống 2: ở một bản giáp biên giới Việt - Trung có một người phụ nữ chuyên tìm cách dụ dỗ trẻ em con nhà nghèo để bán sang Trung Quốc.

Trả lời :

- Tình huống 1:  Vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em

  • Quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
  • Quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
  •  Quyền bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.
  • Quyền vui chơi, giải trí;được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
  • Quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

- Tình huống 2: Vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc của trẻ em, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của trẻ em.