I. Tình huống - vấn đề - Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 19, 20 sách bài tập tình huống Giáo dục công dân 9. Thảo luận vấn đề hợp tác của học sinh trong học tập : bạn A cho rằng học tập là việc của từng người, ....
Câu 1
Thảo luận vấn đề hợp tác của học sinh trong học tập : bạn A cho rằng học tập là việc của từng người, bản thân phải cố gắng, suy nghĩ độc lập, tự lực làm bài, cần hợp tác trong học tập ; bạn B cho rằng hợp tác mới thể hiện tình bạn, biết gì thì cùng trao đổi với bạn ; bạn C cho rằng phải suy nghĩ, tự học cho tốt rồi mới có vốn để hợp tác, trao đổi với bạn.
Em nghĩ gì về vấn đề hợp tác của học sinh trong học tập. Hợp tác có lợi gì ? Có hại gì ? Làm thế nào để hợp tác với nhau trong học tập nhằm đạt kết quả tốt nhất ?
Trả lời:
Hợp tác trong học tập là một cách học tập tốt tuy nhiên phải biết hợp tác một cách đúng đắn.
- Hợp tác mang lại hiệu quả học tập cao hơn cho cả hai, tuy nhiên cũng có hại khi hợp tác không đúng người và khi hợp tác không dựa trên cơ sở bình đẳng.
- Để hợp tác trong học tập đạt kết quả cao nhất thì mooic người trong nhóm hợp tác phải có kiến thức nền tảng vũng riêng, sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ nhau trong mọi hoàn cảnh và cùng học tập tiến bộ.
Câu 2
Hợp tác cùng phát triển giữa nước ta với các nước cũng như giữa các nước với nhau là điều tất yếu vì có những vấn đề có tính chất toàn cầu mà riêng lẻ một nước hoặc vài nước (nếu có hợp tác với nhau) không thể giải quyết nổi.
Gợi ý :
- Nêu vài việc chung toàn cầu liên quan đến cuộc sống của nhân loại trên hành tinh chúng ta.
Phân tích tại sao phải hợp tác với nhau thì mới giải quyết nổi vấn đề đó ?
Trả lời:
Việc chung toàn cầu liên quan đến cuộc sống của nhân loại trên hành tinh ta là vấn đề bảo vệ môi trường, thay đổi khí hậu toàn cầu.
- Quan đến toàn thể vũ trụ nên bất kì nước nào cũng phải bảo vệ môi trường. Nếu như một vài nước chú trọng giải quyết mà có những nước thờ ơ vẫn phá hoại môi trường thì môi trường vẫn sẽ trong tình trạng ô nhiễm.
Câu 3
Hợp tác cùng phát triển giũa nước ta và 38 nước thành viên khác trong Diễn đàn ASEM 5 (Asia-Europa-Meeting 5) họp ở Hà Nội (10 - 2004) có nội dung : "Tiến tới quan hệ đối tác Á - Âu sống động và thực chất hơn, các đại biểu tập trung thảo luận một số lĩnh vực như : Tăng cường phát triển khu vực, tương lai của ASEM ; tăng cường phát triển quan hệ đối tác kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và phát triển công nghệ thông tin. Ngoài ra, cặc vấn đề liên quan đến tình hình không ổn định ở Irak, Su-dan, Af-ga-ni-stan, chống khủng bố, nhập cư, hợp tác chống các bệnh lây truyền SARS, AIDS, an ninh an toàn năng lượng, thay đổi khí hậu toàn cầu, môi trường, cải cách của Liên hợp quốc... được thảo luận...".
(Lời ông Cor-na-rô, Trưởng phái đoàn Uỷ ban châu Âu tại Việt Nam.
Báo Lao Động ngày 13-9-2004)
Gợi ý : Em thử phần tích tầm quan trọng của Hội nghị ASEM 5 theo nội dung phát biểu của ông Cor-na-rô.
Trả lời:
Đó đều là những vẫn đề cấp thiết và cần giải quyết ngay tức khắc, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có biện pháp tạo nên hiệu quả cao. Chính vì thế hội nghị ASEM diễn ra nhằm khuyến khích, đềnghị sự góp sức của các nước thành viên đồng lòng đẩy lùi những hạn chế còn tồn đọng cùng nhau đưa các nước nói riêng và toàn cầu nói chung phát triển mạnh mẽ hơn.
Câu 4
Trong 8 năm từ 1996 đến 2004, Việt Nam đã đóng góp nhiều sáng kiến trong ASEM. Tại ASEM 2 ở Lonđon, sáng kiến chung giữa Việt Nam và Pháp về bảo tồn và phát huy di sản văn hoá trong các nước ASEM đã được ghi nhận. Ngoài ra, Việt Nam có sáng kiến kết hợp dược học cổ truyền với y dược học hiện đại trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Tại ASEM 4 ở Cô-pen-ha-gen Đan Mạch, có 4 sáng kiến của Việt Nam được ghi nhận trong tuyên bố cuối cùng của hội nghị : tăng cường hợp tác du lịch ASEM để xoá đói giảm nghèo ; hợp tác về đào tạo và trợ giúp kĩ thuật ngành ngân hàng ; tăng cường trao đổi kinh nghiệm về hoạch định chính sách tài khoá giữa bộ Tài chính các nước ASEM và trao đổi về xây dựng thể chế thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế. Tại ASEM 5, Việt Nam sẽ đưa ra 3 sáng kiến : ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển nguồn nhân lực ; thiết lập mạng lưới kiểm dịch Á - Âu ; kiểm soát HIV/AIDS trong cộng động (Sáng kiến chung với Thuỵ Điển và Hà Lan)[1].
(Lời ông Nguyễn Tiến Minh, Phó Ban thứ kí ASEM cùa Việt Nam.
Báo Lao Động ngày 13-9-2004)
Gợi ý : Em suy nghĩ gì về nội dung lời nói của ông Nguyễn Tiến Minh trên đây ?
(Những sáng kiến của Việt Nam trong hợp tác cùng phát triển với các nước Á - Âu có giá trị như thế nào về mặt nguyên tắc cũng như thực tiễn đối với cộng đồng các nước Á-Âu ?).
[1] Theo kết luận cùa ASEM 5, các sáng kiến này đã được chấp nhận, đổng thuận.
Trả lời:
Những đóng góp của Việt Nam trong hợp tác cùng phát triển có ý nghĩa thực tiễn lớn đối với các nước thành viên: đẩy mạnh phát triển kinh tế trong khu vực, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau. Nâng cao như cầu cũng như mức sinh hoạt của người dân.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "I. Tình huống - vấn đề - Bài 6: Hợp tác cùng phát triển timdapan.com"