I. Tình huống - vấn đề - Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 16, 17, 18 sách bài tập tình huống Giáo dục công dân 9. "... Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, ....


Câu 1

"... Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển...

Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và các vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và các khu vực theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ; bình đẳng và cùng có lợi ; giải quyết các bất đổng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình ; làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền."

(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.120)

Gợi ý : Đoạn trích Trong Văn kiện nêu trên có những vấn đề gì lớn trong quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các nước, các dân tộc trên thế giới ?

- Mục tiêu của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới theo quan điểm của nhân dân ta là gì ?

- Đối tượng quan hệ hữu nghị giữa nhân dân ta với các nước, các dân tộc trên thế giới cụ thể là những đối tượng nào ?

- Nguyên tắc để thực hiện quan hệ hữu nghị giữa nước ta và các dân tộc khác được nêu trong Văn kiện trên là những nguyên tắc gì ?

- Em tìm một số dẫn chứng cụ thể trong những năm gần đây về tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới mà em biết được qua thông tin đại chúng.

Trả lời:

- Mục tiêu tình hữu nghị giữa nhân dân ta và các dân tộc khác trên thế giới theo quan điểm:sẵn sang làm bạn, đối tác tin cậy, phấn đấu vì hòa bình độc lập phát triển.

- Đối tượng quan hệ hữu nghị giữ nhân dân ta với các nước trên thế giới là những đối tượng: chính trị, kinh tế quốc tế lớn, tở chức quốc tế và các khu vực.

- Nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ khí hoặc đe dọa dùng vũ lực; bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình; làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.


Câu 2

Ngày 1 - 6 là ngày của các cháu nhi đồng trong thế giới tỏ tình đoàn kết và sức đấu tranh của mình. Mà người lớn thì tỏ tình yêu quý nhi đồng và đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho nhi đồng.

...Các cháu phải đoàn kết, thương yêu nhau, giữa nhi đồng Việt Nam với nhau, giữa nhi đồng Việt Nam với nhi đồng... các nước.

Đó là tinh thần quốc tế. Với tinh thần quốc tế ấy, sau này các cháu nhi đồng thế giới lớn lên sẽ không áp bức nhau, xung đột nhau, không chiến tranh đánh giết lẫn nhau. Trái lại, các cháu sẽ thân ái nhau, giúp đỡ nhau, cùng nhau giữ gìn và hưởng thụ hạnh phúc, hoà bình và dân chủ.

... Bác chúc các cháu mạnh khoẻ, vui vẻ, siêng năng. Bác gửi các cháu cùng anh chị em nhi đồng thế giới của các cháu nhiều cái hôn".

Bác Hồ

(Trích "Hồ Chí Minh : Toàn lập, Tập VI. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,1990, tr. 221 -222).

Gợi ý : Bức thư của Bác Hồ có 2 ý lớn : một là, phải đoàn kết yêu thương nhau giữa nhi đồng Việt Nam và nhì đồng các nước ; hai là, tinh thần quốc tế giữa các nước, về ý lớn thứ hai, Bác Hồ đã nói những điều gì ? Em phân tích điều cụ thể mà Bác Hồ mong muốn về tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

Trả lời:

Về ý lớn thứ hai, Bác Hồ đã nói: các cháu nhi đồng lớn lên sẽ không áp bức nhau, sung đột nhau, không chiến tranh dánh giết lẫn nhau…dân chủ.

- Bác mong muốn các nước trên thế giới sau này sẽ yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần dân chủ, dùng nhau giữ gìn và hưởng thụ hạnh phúc.


Câu 3

Một buổi sáng chủ nhật, mấy học sinh lớp 8, lớp 9 đang dạo chơi dọc đường Thanh Niên bên Hồ Tây thì gặp một số người nước ngoài cùng đi ở gần đó. Nhóm người nước ngoài vừa đi qua thì B, một học sinh nam, bất chợt cúi xuống, nhặt một hòn sỏi, giơ lên và hướng về nhóm người nước ngoài. Bằng phản xạ cực nhanh, T chộp đúng cổ tay của B, nói :

- Bạn định làm gì thế ?

Viên sỏi tự nhiên rơi xuống cùng lúc lời nói của B thốt ra :

- Mình đùa thôi mà !

- Đùa là thế nào ? Hôm nọ thầy giáo bảo' "Bạn nào có thái độ lịch sự với người nước ngoài là biết giữ thể diện của dân tộc Việt Nam, biết giữ tinh hữu nghị giữa nhân dân cùng với bè bạn quốc tế".

Các bạn khác quay lại, B vẫn cố cãi :

- Mình dứ dứ thế thôi, chứ có định ném đâu ! ...

Gợi ý : Em thử viết tiếp câu chuyện, kết luận như thế nào để bạn B phải chịu nhận khuyết điểm về ý định không tốt của mình là ném sỏi vào nhóm người nước ngoài.

Trả lời:

Sau khi cùng nhóm học sinh đó đi khỏi và B nhận ra mình đánh rơi ví lúc định ném sỏi và người trả lại cho B chính là người nước ngoài đó. B nhận lại chiếc ví và thấy hổ thẹn vì ý định vừa nãy.


Câu 4

Với tinh thần quốc tế vô sản, tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ ba (1960), Bác Hồ chào mừng các đại biểu quốc tế như sau :

"Quan sơn muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em".

- Với tình hữu nghị Việt Nam - Trung Hoa, Bác viết :

Mối tình hữu nghị Việt - Hoa

Vừa là đồng chí, vừa là anh em.

- Với tình hữu nghị quan hệ đặc biệt với Lào, Bác viết :

Thương nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua

       Việt - Lào hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long.

Gợi ý : Em cảm nhận như thế nào về tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và các nước anh em qua những câu thơ của Bác Hồ.

Trả lời:

Tình đoàn kết hữu nghị giữa ta và các nước anh em là quan hệ bạn bè thân thiện luôn giúp đõ nhau trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, tình hữu nghị sâu nặng như anh em cùng nhà, luôn sẵn sangfgiusp đỡ nhau trong mọi tình huống.