I. Tình huống - vấn đề - Bài 3: Dân chủ và kỉ luật

Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 trang 10, 11 sách bài tập tình huống Giáo dục công dân 9. Trong nhà trường của chúng ta có những tổ chức như Ban Giám hiệu, Hội đồng Nhà trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ....


Câu 1

Trong nhà trường của chúng ta có những tổ chức như Ban Giám hiệu, Hội đồng Nhà trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Công đoàn giáo dục. Ngoài ra, lại có Hội đồng thi đua, Hội đồng kỉ luật. Các tổ chức đó, theo em, để làm gì ? Em hãy nói nhiệm vụ cụ thể của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Chủ ý tính dân chủ và kỉ luật của tổ chức đó.

Trả lời:

Theo em, các tổ chức đó để điều hành nhà trường một cách chặt chẽ và có kỷ luật cụ thể.

Nhiệm vụ cụ thể của đoàn TNCSHCM:

- Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Gương mẫu chấp hành và vận động thanh thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các thành viên khác của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên.


Câu 2

Đầu năm học, bất kì trường nào cũng tổ chức cho học sinh học tập nội quy. Có bạn cho rằng có mấy điều nội quy mà năm nào cũng học, mất thì giờ quá ! Theo em, ý nghĩ của bạn đó đúng hay sai ? Vì sao ? Trong nội quy có nội dung dân chủ và kỉ luật. Em nêu ra một số điều có nội dung dân chủ và một số điều có nội dung kỉ luật.

Trả lời:

Theo em, ý nghĩ của bạn đó là sai. Vì học nội quy nhà trường để hiểu rõ hơn về nhà  trường về quy định của nhà trường để chấp hành tốt kỷ luật và hiểu rõ quyền lợi dân chủ của bản thân trong nhà trường.

- Nội dung dân chủ trong nhà trường:

Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy của trường; học sinh được thảo luận.

Học sinh được học tập trong môi trường như nhau.

- Nội dung kỷ luật trong nhà trường:

Đi học đúng giờ, không bỏ tiết, làm bài tập đếy đủ trước khi đến lớp

Mặc đồng phục đúng quy định.


Câu 3

Ra đường, em thường gặp nghịch cảnh :

- Nơi có biển "Cấm đổ rác" thì nơi đó có đống rác lù lù.

- Nơi có biển "Cấm phóng uế" thì nơi đó hôi thối, bẩn thỉu.

- Nơi có biển "Đi bộ trên vỉa hè " nơi đó vỉa hè bị lấn chiếm, không còn chỗ cho người đi bộ.

- Em cho biết điều gì dã bị vi phạm trong các nghịch cảnh nêu trên ?

Trả lời:

Theo em tính dân chủ, kỷ luật đã bị vi phạm trong nghịch cảnh nêu trên.


Câu 4

Điều gì sẽ xảy ra khi :

- Đèn đỏ, ta cứ đi.

- Đường một chiều, ta cứ đi.

- Trong giờ học, ta nói chuyện.

- Đến giờ ăn, ta cứ đọc sách, chơi trò chơi điện từ.

Gợi ý : Làm đúng những điều đã được quy định, có bạn cho rằng như vậy là mất tự do, mất dân chủ không ? Theo em, nói như vậy đúng hay sai ? Vì sao ? Kỉ luật, tự giác có làm mất dân chủ không ?

Trả lời:

Theo em, nói như vậy là sai. Vì nơi nào cũng có quy định riêng và tất cả mọi người đều phải chấp hành nội quy đó thế mới là dân chủ. Kỉ luật tự giác không làm mất dân chủ.


Câu 5

Bác Hồ căn dặn anh em cảnh vệ phải luôn có ý thức kỉ luật, triệt để tôn trọng kỉ luật, luật lệ chung. Bác còn nói :

- Khi bàn bạc công việc gì xong, đã quyết định thì phải triệt để thi hành. Nếu đã đặt ra cho minh những việc phải làm thì kiên quyết thực hiện cho kì được.

Một hôm, Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Thấy Bác đến, vị sư cả ra đón, mời Bác vào chùa và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại, cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào.

Lại một lần khác trên đường đi công tác về, khi xe Bác vừa đến ngã tư thì đèn đỏ bật lên. Các đồng chí cảnh vệ định cử một đồng chí chạy đến bục công an giao cảnh yêu cầu bật đèn xanh cho xe Bác di qua. Bác hiểu ý, liền ngăn lại vào bảo :

- Các chú đừng làm thế, phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không được bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình !

Xe của Bác dừng Lại, đợi lúc đèn xanh bật lên mới vượt qua ngã tư.

Vũ Ngọc Khánh

(Minh triết Hồ Chí Minh. NXB Văn hoá - Thông tín. 1999)

Gợi ý :

- Em giải thích mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật trong câu nói của Bác Hồ trong bài viết trên đây : "Khi bàn bạc công việc gì xong, đã quyết định thì phải triệt để thi hành".

- Hai mẩu chuyện về ý thức tôn trọng luật lệ chung của Bác Hồ có ý nghĩa và tác dụng như thế nào đối với chúng ta ?

Trả lời:

- Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật trong câu nói của Bác là vô cùng chặt chẽ. Khi đã có tính dân chủ cùng nhau bàn bạc công việc thống nhất ý kiến của mọi người thì tất cả phải thực hiện không ngoại trừ một ai vậy mới tôn trọng luật lệ toon trọng kỉ luật.

- Hai mẩu chuyện nhấc nhở chúng ta về việc chấp hành đúng luật lệ dù ta là ai, ở bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào vậy mới thể hiện tính dân chủ. Bác trở thành tấm gương sáng cho chúng ta noi theo về tính dân chủ kỉ luật.