I. Tình huống - vấn đề - Bài 2: Liêm khiết

Giải câu hỏi 1, 2, 3 trang 8, 9 sách bài tập tình huống Giáo dục công dân 8. Ở nhà trường, chúng ta thường thấy các hiện tượng sau đây đã xuất hiện: Trong giờ làm bài kiểm tra, bài thi học kì, ....


Câu 1

Ở nhà trường, chúng ta thường thấy các hiện tượng sau đây đã xuất hiện :

- Trong giờ làm bài kiểm tra, bài thi học kì, thí tốt nghiệp đã có không ít HS quay cóp, đem “phao” vào lớp để làm bài.

- Làm bài không được có HS lén lút đến gặp cô giáo, xin cô cho thêm điểm. Cũng có trường hợp yêu cầu bố mẹ đem quà đến biếu cô giáo để được thêm điểm.

- Trong xếp loại hạnh kiểm, thấy HS mắc khuyết điểm đã không đấu tranh, còn nương nhẹ và xếp loại hạnh kiểm trung bình (mà không xếp loại yếu kém) để tổ và lớp học không bị mất điểm thi đua.

Những hiện tượng đó cần được phân tích và giải quyết như thế nào ? Những hiên tượng đó có liên quan gì đến rèn luyện tính liêm khiết không ?

Trả lời:

Những hiện tượng đó cần được giải quyết trước hết bắt đầu phần lớn từ ý thức đạo đức mỗi cá nhân bằng cách củng cố kiến thức củng cố phẩm chất đạo đức, bên cạnh đso cần có những biện pháp xử phạt hợp lý cho những trường hợp đó.

Những hiện tượng đó làm mất sự quý trọng tin cậy của mọi người, khiến xã hội trở nên không tốt đẹp.


Câu 2

Mấy năm gần đây có hiện tượng thuê người khác thay mình để thi vào đại học và đã bị phát hiện, xử phạt cả người thuê lẫn người được thuê. Hiện tượng đó là gian lận. Em hãy phê phán tác hại nhiều mặt cửa các hiện tượng đó (gợi ý : đối với cá nhân, đối với xã hội, kinh tế, văn hoá, khoa học, tổ chức cán bộ...).

Trả lời:

Hiện tượng thuê người thi đại học hộ gây ra rất nhiều tác hại về nhiều mặt:

- Đối với cá nhân: việc thi đại học hộ ảnh hưởng trực tiếp đến người thuê lẫn người được thuê. ảnh hưởng đến tài chính ảnh hưởng đến kết quả thi và ảnh hưởng trực tiếp đến trách nhiệm pháp lý của hai bên

- Đối với xã hội: vấn nạn này ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội. Khi nhà trường đào tạo những sinh viên thi hộ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội về sau.

- Đối với kinh tế, văn hóa, khoa học: ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước về sau, nếu vấn nạn này không được giải quyết triệt để sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng vấn nạn này ảnh hưởng đến nét đẹp trong văn hóa truyền thống hiếu học vốn có của người Việt. Những trường đại học chuyên đào tạo về mảng kinh tế, khoa học sẽ đào tạo ra lớp sinh viên giảm dút dần về chất lượng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế khoa học kĩ thuật của đất nước.

- Ngoài ra, vẫn nạn này còn lấy đi cơ hội của những học sinh khác có tiềm năng, tiềm lực xứng đáng được hưởng sự đào tạo và phát triển hơn.


Câu 3

Liêm là trong sạch, không tham lam. Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, những người làm quan mà không đục khoét dân dược gọi là Liêm. Chữ Liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp... Ngày nay, nước ta là nước dân chủ cộng hoà, chữ Liêm có nghĩa rộng hơn:

...Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon sống yên đều là bất Liêm.

Người cán bộ cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư;

Người buôn bán, mua 1 bán 10 hoặc mua gian bán lận, chợ đen, chợ đỏ, tích trữ đầu cơ;

Người có tiền cho vay cắt cổ bóp hầu bóp họng đồng bào ; Người cày ruộng không ra công đào mương mà, lấy cắp nước ruộng của láng giềng;

Người làm nghề (bất kì nghề gì) nhân lúc khó khăn mà bắt chẹt đồng bào ;

Người cờ bạc, chỉ mong xoay của người làm của mình v.v...

Đều là tham lam, đều là bất liêm.

Dìm người giỏi để giữ địa vị danh tiếng của mình là tham danh địa vị (đạo là trộm).

Gặp việc phải mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm là tham dật uý lao.

Gặp giặc mà rụt rè, không dám đánh là tham sinh uý tử.

Đều trái vớí chữ Liêm.

Do bất liêm mà đi đến tội ác trộm cắp. Công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp.

Cụ Khổng Tử nói: “Người mà không liêm, không bằng súc vật”.

Cụ Mạnh Tử nói: “Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”.

Hồ CHÍ MINH

(Về vấn đề giáo dục -NXBGD - 1990)

Gợi ý: Đây là trích một đoạn trong bài của Hồ Chủ tịch về Liêm (trong 4 điều : cần - kiệm - liêm - chính) giúp các em hiểu nghĩa rộng của chữ Liêm (theo tư tưởng Hồ Chí Minh). Có một. số từ Hán Việt khó đã chú thích, còn lại bài viết rất cụ thể, đơn giản, thiết thực về các biểu hiện của chữ Liêm.

Em phân tích nghĩa rộng của chữ Liêm thẹo lời dạy của Bác Hồ. Em liên hệ bản thân nói riêng và học sinh chúng ta nói chung, ngay từ bây giờ, cần rèn luyện về liêm khiết như thế nào?

Trả lời:

Theo Bác, từ “liêm” tức là phải luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một xu một đồng một đồng của Nhà nước và của nhân dân,không hám danh lợi.Người dân phải thật thà không dối trá lừa lọc cắt xén. Phải siêng năng, chăm chỉ làm việc, gan dạ đối đầu với mọi khó khăn.

 Về cá nhân nói riêng bản thân nói riêng và học sinh nói chung, chúng ta phải chăm chỉ học tập, rèn luyện, luôn thật thà trung thực.

Bài giải tiếp theo
II. Hành động - Bài 2: Liêm khiết

Bài học bổ sung
I. Tình huống - vấn đề - Bài 3: Tôn trọng người khác