A. Hoạt động thực hành - Bài 99 : Ôn tập về số thập phân
Giải Bài 99 : Ôn tập về số thập phân phần hoạt động thực hành trang 100, 101 sách VNEN toán lớp 5 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Chơi trò chơi “Đố bạn” :
a) Mỗi bạn viết một số thập phân rồi đố bạn đọc số thập phân đó, nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân đó.
b) Ghi lại các số thập phân nhóm em vừa viết rồi xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
Phương pháp :
a) - Để đọc số thập phân ta đọc phần nguyên trước, sau đó đọc “phẩy” rồi đọc phần thập phân.
- Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
b) Ta so sánh các số thập phân rồi sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn.
Cách giải :
a) Giả sử các bạn nêu ra các số thập phân là : 4,5 ; 12,34 ; 0,99 ; 251,75.
• Số 4,5 đọc là : Bốn phẩy năm.
+) 4 là phần nguyên, 5 là phần thập phân.
+) Trong số 4,5 : chữ số 4 có giá trị là 4 (vì thuộc hàng đơn vị), chữ số 5 có giá trị là \(\dfrac{5}{10}\) (vì thuộc hàng phần mười).
• Số 12,34 đọc là : Mười hai phẩy ba mươi tư.
+) 12 là phần nguyên, 34 là phần thập phân.
+) Trong số 12,34 : chữ số 1 có giá trị là 10 (vì thuộc hàng chục), chữ số 2 có giá trị là 2 (vì thuộc hàng đơn vị), chữ số 3 có giá trị \(\dfrac{3}{10}\) (vì thuộc hàng phần mười) ; chữ số 4 có giá trị là \(\dfrac{4}{100}\) (vì thuộc hàng phần trăm).
• Số 0,99 đọc là : Không phẩy chín mươi chín.
+) 0 là phần nguyên, 99 là phần thập phân.
+) Trong số 0,99 : chữ số 0 có giá trị là 0 (vì thuộc hàng đơn vị), chữ số 9 thứ nhất sau dấu phẩy có giá trị \(\dfrac{9}{10}\) (vì thuộc hàng phần mười) ; chữ số 9 thứ hai sau dấu phẩy có giá trị là \(\dfrac{9}{100}\) (vì thuộc hàng phần trăm).
• Số 251,75 đọc là : Hai trăm năm mươi mốt phẩy bảy mươi lăm.
+) 251 là phần nguyên, 75 là phần thập phân.
+) Trong số 251,75 : chữ số 2 có giá trị là 200 (vì thuộc hàng trăm), chữ số 5 ở phần nguyên có giá trị là 50 (vì thuộc hàng chục), chữ số 1 có giá trị là 1 (vì thuộc hàng đơn vị), chữ số 7 có giá trị \(\dfrac{7}{10}\) (vì thuộc hàng phần mười) ; chữ số 7 ở phần thập phân có giá trị là \(\dfrac{7}{100}\) (vì thuộc hàng phần trăm).
b) So sánh các số thập phân đã cho ta có:
0,99 < 4,5 < 12,34 < 251,75.
Vậy các số thập phân được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là :
0,99 ; 4,5 ; 12,34 ; 251,75.
Câu 2
a) Đọc số rồi nêu giá trị của chữ số 7 trong mỗi số sau :
37,24 ; 55,75 ; 6,071 ; 16,907.
b) Viết số thập phân có :
- Năm đơn vị, ba phần mười, sáu phần trăm (tức năm đơn vị, ba mươi sáu phần trăm).
- Hai mươi bảy đơn vị, năm phần mười, một phần trăm, tám phần nghìn (tức hai mươi bảy đơn vị, năm trăm mười tám phần nghìn).
- Không đơn vị, tám phần trăm
Phương pháp :
Để đọc số thập phân ta đọc phần nguyên trước, sau đó đọc “phẩy” rồi đọc phần thập phân.
Muốn viết một số thập phân, ta viết lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết viết phần nguyên, viết dấu “phẩy”, sau đó viết phần thập phân.
Cách giải :
a)
b)
• Số thập phân có năm đơn vị, ba phần mười, sáu phần trăm (tức năm đơn vị, ba mươi sáu phần trăm) được viết là : 5,36.
• Số thập phân có hai mươi bảy đơn vị, năm phần mười, một phần trăm, tám phần nghìn (tức hai mươi bảy đơn vị, năm trăm mười tám phần nghìn) được viết là : 27,518.
• Số thập phân có không đơn vị, tám phần trăm được viết là : 0,08.
Câu 3
Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của mỗi số thập phân để các số thập phân dưới đây đều có hai chữ số ở phần thập phân :
74,6 ; 284,3 ; 401,2 ; 10,4.
Phương pháp :
Nếu viết thêm chữ số vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
Cách giải :
Thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân để các số thập phân đều có hai chữ số ở phần thập phân ta được :
• 74,6 = 74,60 • 284,3 = 284,30
• 401,2 = 401,20 • 10,4 = 10,40
Câu 4
Viết các số sau dưới dạng số thập phân :
\(\dfrac{7}{{10}}\,\,; \;\;\;\dfrac{7}{{100}}\,\, ; \,\,\,6\dfrac{{38}}{{100}}\,\,;\,\,\,\dfrac{{2014}}{{1000}}\,\,;\;\;\;\) \(\dfrac{3}{2}\,\,;\,\,\,\dfrac{2}{5}\,\,;\,\,\,\dfrac{5}{8}\,\,;\,\,\,1\dfrac{1}{4}.\)
Phương pháp :
- Dựa vào cách viết : \(\dfrac{1}{10}= 0,1 \) ; \(\dfrac{1}{100}= 0,01\) ; ...
- Nhân cả tử số và mẫu số của phân số đã cho với một số thích hợp để được phân số thập phân, tức là phân số có mẫu số là \(10; \; 100;\; 1000; ...\), sau đó ta viết dưới dạng số thập phân.
Cách giải :
\(\dfrac{7}{{10}} = 0,7\,\,; \;\;\;\;\;\; \dfrac{7}{{100}} = 0,07\,\, ;\) \(6\dfrac{{38}}{{100}} = 6,38\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{2014}}{{1000}} = 2,014\,\,;\)
\(\dfrac{3}{2} = \dfrac{{15}}{{10}} = 1,5\,;\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{2}{5} = \dfrac{4}{{10}} = 0,4\,\,;\) \(\dfrac{5}{8} = \dfrac{{625}}{{1000}} = 0,625\,\,;\)\(\,\,\,\,\,\,\,1\dfrac{1}{4} = 1\dfrac{{25}}{{100}} = 1,25.\)
Câu 5, 6
Câu 5 (trang 100 toán VNEN lớp 5 tập 2)
Điền dấu ( >, <, =) thích hợp vào chỗ chấm :
\(53,7 ...... 53,69\) \(7,368 ...... 7,37\)
\(28,4 ...... 28,400\) \(0,715 ...... 0,705\)
Phương pháp :
Muốn so sánh hai số thập phân ta có thể làm như sau:
- So sánh các phần nguyên của hai số đó như so sánh hai số tự nhiên, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì ta so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn ... đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
Cách giải :
\(53,7 > 53,69\) \(7,368 < 7,37\)
\(28,4 = 28,400\) \(0,715 > 0,705)
Câu 6 (trang 101 toán VNEN lớp 5 tập 1)
Viết các số sau dưới dạng phân số thập phân :
a) 0,7 ; 0,94 ; 2,7 ; 4,567.
b) \(\dfrac{1}{4}\,\,; \dfrac{7}{5}\,\,; \dfrac{{16}}{{25}}\,\,; \dfrac{3}{2}.\)
Phương pháp :
a) Dựa vào cách viết: \(\dfrac{1}{10} = 0,1\) ; \(\dfrac{1}{100}=0,01\) ; ...
b) Nhân cả tử số và mẫu số của phân số đã cho với một số thích hợp để được phân số có mẫu số là \(10; \; 100;\; 1000; ...\).
Cách giải :
a) \(0,7 = \dfrac{7}{{10}}\,\,\,; 0,94 = \dfrac{{94}}{{100}}\,\,;\) \(2,7 = \dfrac{{27}}{{10}}\,\,; 4,567 = \dfrac{{4567}}{{1000}}.\)
b) \(\dfrac{1}{4} = \dfrac{{1 \times 25}}{{4 \times 25}} = \dfrac{{25}}{{100}}\,\,;\) \(\dfrac{7}{5} = \dfrac{{7 \times 2}}{{5 \times 2}} = \dfrac{{14}}{{10}}\,\,;\)
\(\dfrac{{16}}{{25}}\, = \dfrac{{16 \times 4}}{{25 \times 4}} = \dfrac{{64}}{{100}}\,\,;\)
Câu 7->10
Câu 7 (trang 101 toán VNEN lớp 5 tập 2)
a) Viết số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm :
0,6 = ...... 0,48 = ...... 6,25 = ......
b) Viết tỉ số phần trăm dưới dạng số thập phân:
7% = ...... 37% = ...... 785% = ......
Phương pháp :
Dựa vào cách viết : \(\dfrac{1}{100}=0,01 = 1\%.\)
Cách giải :
a) Viết số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm :
\(0,6 = \dfrac{{60}}{{100}} = 60\% \); \(0,48 = \dfrac{{48}}{{100}} = 48\% \) ; \(6,25 = \dfrac{{625}}{{100}} = 625\% .\)
b) Viết tỉ số phần trăm dưới dạng số thập phân:
\(7\% = \dfrac{7}{{100}}{\rm{ = }}0,07\) ; \(37\% = \dfrac{{37}}{{100}}{\rm{ = }}0,37\); \(785\% = \dfrac{{785}}{{100}} = 7,85.\)
Câu 8 (trang 101 toán VNEN lớp 5 tập 2)
Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân:
a) \(\dfrac{1}{4}\) giờ ; \(\dfrac{3}{2}\) phút ; \(\dfrac{2}{5}\) giờ.
b) \(\dfrac{3}{4}kg\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{7}{{10}}m\,\, ;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{3}{5}km.\)
Phương pháp :
Viết các phân số đã cho dưới dạng phân số thập phân sau đó viết dưới dạng số thập phân.
Cách giải :
a) \(\dfrac{1}{4}\) giờ \(= \dfrac{25}{100}\) giờ \(= 0,25\) giờ ;
\(\dfrac{3}{2}\) phút \(= \dfrac{15}{10}\) phút \(= 1,5\) phút;
\(\dfrac{2}{5}\) giờ \(= \dfrac{4}{10}\) giờ \(=0,24\) giờ.
b) \(\dfrac{3}{4}kg\) \(= \dfrac{74}{100}kg=0,75kg;\)
\(\dfrac{7}{10}m = 0,7m;\)
\(\dfrac{3}{5}km = \dfrac{6}{10}km=0,6km.\)
Câu 9 (trang 101 toán VNEN lớp 5 tập 2)
a) Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
7,6 ; 7,35 ; 7,602 ; 7,305.
b) Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé
54,68 ; 62,3 ; 54,7 ; 61,98.
Phương pháp :
So sánh các số thập phân, sau đó sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
a) So sánh các số thập phân ta có :
7,305 < 7,35 < 7,6 < 7,602
Vậy các số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là :
7,305 ; 7,35 ; 7,6 ; 7,602.
b) So sánh các số thập phân ta có :
62,3 > 61,98 > 54,7 > 54,68
Vậy các số viết theo thứ tự từ lớn đến bé là :
62,3 ; 61,98 ; 54,7 ; 54,68
Câu 10 (trang 101 toán VNEN lớp 5 tập 2)
Tìm một số thập phân tích hợp để viết vào chỗ chấm sao cho :
\(0,3 < ........ < 0,4\)
Phương pháp :
Có thể viết \(0,3 = 0,30=0,300= ...\); \(0,4 = 0,40=0,400= ...\). Từ đó tìm được các số thập phân thỏa mãn đều bài.
Cách giải :
\(0,3 < ... < 0,4\) có thể viết thành: \(0,30 < .... < 0,40.\)
Số vừa lớn hơn \(0,30\) vừa bé hơn \(0,40\) có thể là \(0,31 ; 0,32 ; 0,33; ...\)
Ta chọn một số để điền vào chỗ chấm, chẳng hạn : \(0,3 < 0,35 < 0,4.\)
Lưu ý: Có rất nhiều số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm sao cho \(0,3 < ... < 0,4\), ví dụ \(0,32\,; 0,345\,; 0,399 ,; ...\). Mỗi học sinh có thể tùy chọn số thích hợp để điền vào chỗ chấm.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "A. Hoạt động thực hành - Bài 99 : Ôn tập về số thập phân timdapan.com"