A. Hoạt động thực hành - Bài 71 : Em ôn lại những gì đã học

Giải Bài 71 : Em ôn lại những gì đã học phần hoạt động thực hành trang 39, 40 sách VNEN toán lớp 5 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có :

a) Chiều dài 2,5m, chiều rộng 1,1m và chiều cao 0,5m ;

b) Chiều dài 3m, chiều rộng 15dm và chiều cao 9dm.

Phương pháp giải:

Đổi các kích thước về cùng đơn vị đo rồi áp dụng các công thức:

- Diện tích xung quanh = chu vi đáy × chiều cao;

- Diện tích toàn phần = diện tích xung quanh + diện tích hai đáy.

Lời giải chi tiết:

a) Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật là :

          (2,5 + 1,1) × 2 = 7,2 (m)

Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật đó là :

          7,2 × 0,5 = 3,6 (m2)

Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật là :

          2,5 × 1,1 = 2,75 (m2)

Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là :

         3,6 + 2,75 × 2 = 9,1(m2)

b) Đổi: 15dm = 1,5m ;  9dm= 0,9m

Chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật là :

          (3 + 1,5) × 2 = 9 (m)

Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật đó là :

           9 × 0,9 = 8,1 (m2)

Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật là :

           3 × 1,5 = 4,5 (m2)

Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là :

           8,1 + 4,5 × 2 = 17,1(m2)


Câu 2

Viết số đo thích hợp vào ô trống :

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

- Diện tích xung quanh = chu vi đáy × chiều cao;

- Diện tích toàn phần =  diện tích xung quanh + diện tích hai đáy.

- Chu vi đáy = (chiều dài + chiều rộng) × 2

Lời giải chi tiết:


Câu 3

Một hình lập phương có cạnh 5cm. Nếu cạnh hình lập phương gấp lên 4 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của nó gấp lên bao nhiêu lần? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Tính cạnh của hình lập phương mới.

- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của từng hình rồi so sánh kết quả với nhau:

+ Diện tích xung quanh = diện tích một mặt × 4 = cạnh × cạnh × 4.

+ Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6 = cạnh × cạnh × 6.

Lời giải chi tiết:

Độ dài cạnh của hình lập phương mới là :

            5 × 4 = 20 (cm)

Diện tích xung quanh của hình lập phương ban đầu là :

           5 × 5 × 4 = 100 (cm2)

Diện tích xung quanh của hình lập phương mới là :

           20 × 20 × 4 = 1600 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương ban đầu là :

           5 × 5 × 6 = 150 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương mới là: 

           20 × 20 × 6 =2400 (cm2)

Mà : 1600 : 100 = 16 ;     2400 : 150 = 16.

Vậy nếu cạnh hình lập phương gấp lên 4 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của nó gấp lên 16 lần.

 



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến