B. Hoạt động thực hành - Bài 68 : Quy đồng mẫu số các phân số (tiếp theo)

Giải Bài 68 : Quy đồng mẫu số các phân số (tiếp theo) phần hoạt động thực hành trang 30 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Quy đồng mẫu số hai phân số:

a)  \(\dfrac{3}{2}\) và \(\dfrac{5}{6}\) ;                                  b)  \(\dfrac{7}{{10}}\) và \(\dfrac{4}{5}\) ;                             c)  \(\dfrac{2}{5}\) và \(\dfrac{1}{3}\).

Phương pháp giải:

- Chọn mẫu số chung (thường chọn mẫu số chung nhỏ nhất).

- Quy đồng mẫu số các phân số đã cho với mẫu số chung vừa tìm được ở trên.

Lời giải chi tiết:

a) Chọn mẫu số chung là 6.

Ta có : \(\dfrac{3}{2} = \dfrac{{3 \times 3}}{{2 \times 3}} = \dfrac{9}{6}\) và giữ nguyên phân số \(\dfrac{5}{6}\).

Vậy, quy đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{3}{2}\) và \(\dfrac{5}{6}\) được hai phân số \(\dfrac{9}{6}\) và \(\dfrac{5}{6}\).

b) Chọn mẫu số chung là 10.

Ta có : \(\dfrac{4}{5} = \dfrac{{4 \times 2}}{{5 \times 2}} = \dfrac{8}{{10}}\) và giữ nguyên phân số \(\dfrac{7}{{10}}\).

Vậy, quy đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{7}{{10}}\) và \(\dfrac{4}{5}\) được hai phân số \(\dfrac{7}{{10}}\) và \(\dfrac{8}{{10}}\).

c) Chọn mẫu số chung là 15.

Ta có : \(\dfrac{2}{5} = \dfrac{{2 \times 3}}{{5 \times 3}} = \dfrac{6}{{15}}\) và \(\dfrac{1}{3} = \dfrac{{1 \times 5}}{{3 \times 5}} = \dfrac{5}{{15}}\).

Vậy, quy đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{2}{5}\) và \(\dfrac{1}{3}\) được hai phân số \(\dfrac{6}{{15}}\) và \(\dfrac{5}{{15}}\).


Câu 2

Quy đồng mẫu số hai phân số:

a)  \(\dfrac{2}{9}\) và \(\dfrac{1}{6}\) ;                                  b)  \(\dfrac{7}{6}\) và \(\dfrac{3}{8}\) ;                                  c)  \(\dfrac{1}{{12}}\) và \(\dfrac{1}{9}\).

Phương pháp giải:

- Chọn mẫu số chung (thường chọn mẫu số chung nhỏ nhất)

- Quy đồng mẫu số các phân số đã cho với mẫu số chung vừa tìm được ở trên.

Lời giải chi tiết:

a) Chọn mẫu số chung là 18.

Ta có : \(\dfrac{2}{9} = \dfrac{{2 \times 2}}{{9 \times 2}} = \dfrac{4}{{18}}\) và \(\dfrac{1}{6} = \dfrac{{1 \times 3}}{{6 \times 3}} = \dfrac{3}{{18}}\).

Vậy, quy đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{2}{9}\) và \(\dfrac{1}{6}\) được hai phân số \(\dfrac{4}{{18}}\) và \(\dfrac{3}{{18}}\).

b) Chọn mẫu số chung là 24.

Ta có : \(\dfrac{7}{6} = \dfrac{{7 \times 4}}{{6 \times 4}} = \dfrac{{28}}{{24}}\) và \(\dfrac{3}{8} = \dfrac{{3 \times 3}}{{8 \times 3}} = \dfrac{9}{{24}}\).

Vậy, quy đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{7}{6}\) và \(\dfrac{3}{8}\) được hai phân số \(\dfrac{{28}}{{24}}\) và \(\dfrac{9}{{24}}\).

c) Chọn mẫu số chung là 36.

Ta có : \(\dfrac{1}{{12}} = \dfrac{{1 \times 3}}{{12 \times 3}} = \dfrac{3}{{36}}\) và \(\dfrac{1}{9} = \dfrac{{1 \times 4}}{{9 \times 4}} = \dfrac{4}{{36}}\).

Vậy, quy đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{1}{{12}}\) và \(\dfrac{1}{9}\) được hai phân số \(\dfrac{3}{{36}}\) và \(\dfrac{4}{{36}}\).