A. Hoạt động thực hành - Bài 116 : Em ôn lại những gì đã học
Giải Bài 116 : Em ôn lại những gì đã học phần hoạt động thực hành trang 136, 137, 138 sách VNEN toán lớp 5 với lời giải dễ hiểu
Câu 1, 2
Câu 1 (trang 136 toán VNEN lớp 5 tập 2)
Xếp nhanh các thẻ dưới đây thành phép tính đúng.
Phương pháp :
Nhẩm tính giá trị các phép tính ra nháp rồi xếp các thẻ đã cho thành phép tính đúng.
Cách giải :
Ví dụ :
Ngoài những phép tính trên còn có nhiều các phép tính khác, các em tự tìm tiếp nhé.
Câu 2 (trang 137 toán VNEN lớp 5 tập 2)
Tính :
a) \(85793 – 36841 + 3836 \)
b) \(\dfrac{{84}}{{100}} - \dfrac{{29}}{{100}} + \dfrac{{30}}{{100}}\)
c) \(325,97 + 86,54 + 103,46\)
Phương pháp :
Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.
Cách giải :
Câu 3, 4
Câu 3 (trang 137 toán VNEN lớp 5 tập 2)
Tìm \(x\) :
\(a)\;x+ 28 = 4,72 + 2,28\) \( b)\;x– 7,2 = 3,9 + 2,7\)
Phương pháp :
- Tính giá trị vế phải.
- Tìm \(x\) dựa vào các quy tắc đã học:
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
Cách giải :
Câu 4 (trang 137 toán VNEN lớp 5 tập 2)
Một mảnh đất hình thang có đáy bé là 150m, đáy lớn bằng \(\dfrac{5}{3}\) đáy bé, chiều cao bằng \(\dfrac{2}{5}\) đáy lớn. Hỏi diện tích mảnh đất bằng bao nhiêu mét vuông, bao nhiêu héc-ta ?
Phương pháp :
- Tính đáy lớn = đáy bé × \(\dfrac{5}{3}\).
- Tính chiều cao = đáy lớn × \(\dfrac{2}{5}\).
- Tính diện tích = (đáy lớn \(+\) đáy bé) × chiều cao \(:2\).
- Đổi số đo diện tích sang đơn vị héc-ta, lưu ý rằng \(1ha =10000m^2\).
Cách giải :
Đáy lớn của mảnh đất hình thang là :
150 × \(\dfrac{5}{3}\) = 250 (m)
Chiều cao của mảnh đất hình thang là :
250 × \(\dfrac{2}{5}\) = 100 (m)
Diện tích mảnh đất hình thang là :
(150 + 250) × 100 : 2 = 20000 (m2)
20 000m2 = 2ha
Đáp số : 20 000m2 ; 2ha.
Câu 5, 6
Câu 5 (trang 137 toán VNEN lớp 5 tập 2)
Đoạn đường AB dài 279km. Lúc 7 giờ, một ô tô chở hàng đi từ A với vận tốc 45km/giờ. Đến 8 giờ một ô tô du lịch cũng đi từ A với vận tốc 60km/giờ và đi cùng chiều với ô tô chở hàng. Hỏi đến mấy giờ ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng ?
Phương pháp :
Hai xe chuyển động cùng chiều và xuất phát không cùng lúc. Để giải bài toán này ta có thể làm như sau:
Bước 1: Tính thời gian ô tô chở hàng chở hàng đi trước ô tô du lịch : 8 giờ – 7 giờ = 1 giờ.
Bước 2: Tính số ki-lô-mét ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch (chính là quãng đường ô tô chở hàng đi được trong 1 giờ).
Bước 3: Tính số ki-lô-mét mà mỗi giờ ô tô du lịch gần ô tô chở hàng.
Bước 4: Tính thời gian đi để ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng = số ki-lô-mét ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch \(:\) số ki-lô-mét mà mỗi giờ ô tô du lịch gần ô tô chở hàng.
Bước 5: Thời gian lúc ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng = thời gian lúc ô tô du lịch xuất phát + thời gian đi để ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng.
Cách giải :
Ô tô chở hàng đi trước ô tô du lịch số giờ là :
8 giờ – 7 giờ = 1 giờ
Sau 1 giờ, ô tô chở hàng đi được số ki-lô-mét là :
45 × 1 = 45 (km)
Sau mỗi giờ ô tô du lịch gần ô tô chở hàng số ki-lô-mét là :
60 – 45 = 15 (km)
Thời gian để ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng là :
45 : 15 = 3 (giờ)
Ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng lúc :
8 giờ + 3 giờ = 11 giờ
Đáp số: 11 giờ.
Câu 6 (trang 137 toán VNEN lớp 5 tập 2)
Tìm \(x\) : \(\dfrac{4}{x} = \dfrac{1}{5}\)
Phương pháp :
Áp dụng tính chất cơ bản của phân số: Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác \(0\) thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Cách giải :
Ta có: \(\dfrac{1}{5}= \dfrac{1 \times 4}{5 \times 4} = \dfrac{4}{20}\)
Do đó: \(\dfrac{4}{x}= \dfrac{4}{20}\).
Suy ra: \(x = 20\) (Hai phân số bằng nhau có tử số bằng nhau thì mẫu số cũng bằng nhau).
Câu 7, 8
Câu 7 (trang 137 toán VNEN lớp 5 tập 2)
Tính :
Phương pháp :
- Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học về phép nhân hoặc phép chia số thập phân.
- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
- Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
Cách giải :
Câu 8 (trang 138 toán VNEN lớp 5 tập 2)
Tìm \(x\) :
Phương pháp :
Áp dụng các quy tắc:
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
Cách giải :
Câu 9, 10
Câu 9 (trang 138 toán VNEN lớp 5 tập 2)
Trong ba ngày một cửa hàng bán được 2400kg đường. Ngày thứ nhất bán được 35% số đường đó, ngày thứ hai bán được 40% số đường ban đầu. Hỏi ngày thứ ba bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường ?
Phương pháp :
- Tìm số đường bán ngày thứ nhất, ngày thứ hai theo quy tắc:
Muốn tìm a% của B ta có thể lấy B chia cho 100 rồi nhân với a hoặc lấy B nhân với a rồi chia cho 100.
- Số đường bán ngày thứ ba = số đường bán trong ba ngày \(-\) số đường bán ngày thứ nhất \(-\) số đường bán ngày thứ hai.
Cách giải :
Cách 1:
Cả hai ngày bán được số đường là :
35% + 40% = 75 % (số đường)
Trong hai ngày đầu cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là :
2400 : 100 × 75 = 1800 (kg)
Ngày thứ ba cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là :
2400 – 1800 = 600 (kg)
Đáp số: 600kg.
Cách 2:
Ngày thứ nhất cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là :
2400 : 100 × 35 = 840 (kg)
Ngày thứ hai cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là :
2400 : 100 × 40 = 960 (kg)
Ngày thứ ba cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là :
2400 – (960 + 840) = 600 (kg)
Đáp số: 600kg.
Câu 10 (trang 138 toán VNEN lớp 5 tập 2)
Một cửa hàng bán hoa quả thu được 1 800 000 đồng. Tính ra số tiền lãi bằng 20% tiền vốn. Hỏi tiền vốn để mua số hoa quả đó là bao nhiêu đồng ?
Phương pháp :
Áp dụng công thức: tiền bán = tiến vốn + tiền lãi.
Cách giải :
Coi số tiền vốn để mua số hoa quả đó là 100%.
Tiền bán hoa quả chiếm số phần trăm so với tiền vốn là :
100% + 20% = 120% tiền vốn
Số tiền vốn để mua số hoa quả đó là :
1 800 000 : 120 × 100 = 1 500 000 (đồng)
Đáp số: 1 500 000 đồng.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "A. Hoạt động thực hành - Bài 116 : Em ôn lại những gì đã học timdapan.com"