A. Hoạt động thực hành - Bài 107 : Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian

Giải Bài 107 : Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian phần hoạt động thực hành trang 119, 120 sách VNEN toán lớp 5 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Chơi trò chơi “Đọc đúng - Nối nhanh” :

Mỗi nhóm nhận một phiếu học tập (có hình vẽ sau). Thi đua nối nhanh các mặt đồng hồ chỉ cùng giờ trong ngày. Nhóm nối dúng và nhanh nhất thì được khen thưởng. (Chú ý : Cả nhóm cùng thảo luận để nối rồi dán kết quả lên bảng).

Phương pháp :

Em quan sát kĩ các đồng hồ đã cho rồi đọc số giờ, số phút trên mỗi đồng hồ đó, sau đó nối đồng hồ với thời gian tương ứng.

Cách giải :


Câu 2

Tính:

a) 24 giờ 9 phút : 3

      5 phút 18 giây : 2

b) 2 giờ 14 phút x 3

    14 phút 42 giây x 2

c) 15,6 phút : 6 + 1,27 phút x 3

Phương pháp :

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép nhân, phép chia các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

Cách giải :

c) 15,6 phút : 6 + 1,27 phút × 3

    = 2,6 phút + 3,81 phút

    = 6,41 phút.


Câu 3

Nối mỗi phép tính với kết quả đúng :

Phương pháp :

Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học, sau đó nối phép tính với kết quả tương ứng.

Cách giải :

Ta đặt tính rồi tính như sau :

Vậy ta có kết quả như sau :


Câu 4

Lúc 7 giờ 15 phút, một người đi xe máy từ A tới B. Dọc đường người đó có dừng lại nghỉ 25 phút. Tính vận tốc của người đi xe máy, biết rằng người dó đến lúc 9 giờ 40 phút và quãng đường AB dài 64 km.

Phương pháp :

- Thời gian đi = Thời gian đến - thời gian xuất phát - thời gian nghỉ (nếu có).

- Tính vận tốc  = quãng đường : thời gian đi.

Cách giải :

Nếu không tính thời gian nghỉ, người đó đi từ A đến B hết số thời gian là :

   9 giờ 40 phút  –  7 giờ 15 phút – 25 phút = 2 giờ

Vận tốc của người đi xe máy là :

            64 : 2 = 32 (km/giờ)

                        Đáp số: 32 km/giờ.