A. Hoạt động cơ bản - Bài 37 : Nhân một số với một tổng. Nhân một số với một hiệu

Giải Bài 37 : Nhân một số với một tổng. Nhân một số với một hiệu phần hoạt động cơ bản trang 90, 91, 92 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Thực hiện lần lượt các hoạt động sau :

a) Tính giá trị hai biểu thức :

3 × (4 + 5)                       3 × 4 + 3 × 5

b) So sánh hai giá trị biểu thức trên.

Phương pháp :

Tính giá trị các biểu thức theo quy tắc :

- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

- Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép cộng, trừ sau.

Cách giải :

a) Tính giá trị biểu thức :

3 × (4 + 5) = 3 × 9 = 27           

3 × 4 + 3 × 5 = 12 + 15 = 27

b) Từ kết quả câu a ta thấy, giá trị của hai biểu thức trên bằng nhau và bằng 27.

3 × (4 + 5) = 3 × 4 + 3 × 5


Câu 2

Đọc kĩ nội dung sau:

Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau.

a × (b + c) = a × b + a × c

Ví dụ : 3 × (4 + 2) = 3 × 4 + 3 × 2 = 18.


Câu 3

a) Tính giá trị biểu thức (theo mẫu) :

b) Em và bạn so sánh giá trị các biểu thức trong bảng trên.

Phương pháp :

Tính giá trị các biểu thức theo quy tắc :

- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

- Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép cộng, trừ sau.

Cách giải :

b) Từ kết quả câu a ta thấy giá trị của các biểu thức trong bảng trên bằng nhau :  

a × (b + c) = a × b + a × c


Câu 4

a) Em và bạn cùng tính giá trị hai biểu thức :

3 × (6 – 4) ;                   3 × 6 – 3 × 4. 

b) Em và bạn so sánh giá trị hai biểu thức trên.

Phương pháp :

Tính giá trị các biểu thức theo quy tắc :

- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

- Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép cộng, trừ sau.

Cách giải :

a) Tính giá trị biểu thức :

3 × (6 – 4) = 3 × 2 = 6      

3 × 6 – 3 × 4 = 18 – 12 = 6

b)  Từ kết quả câu a ta thấy giá trị của hai biểu thức đã cho bằng nhau.

3 × (6 – 4) = 3 × 6 – 3 × 4


Câu 5

Đọc kĩ nội dung sau :

Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân số đó với số bị trừ và số trừ rồi trừ hai kết quả cho nhau.

a × (b – c) = a × b – a × c 

Ví dụ : 3 × (5 – 2) = 3 × 5 – 3 × 2 = 9.


Câu 6

a) Tính giá trị biểu thức (theo mẫu) :

b) Em và bạn so sánh giá trị các biểu thức trong bảng trên.

Phương pháp :

Tính giá trị các biểu thức theo quy tắc :

- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

- Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép cộng, trừ sau.

Cách giải :

a)

b) Từ kết quả câu a) ta thấy giá trị của hai biểu thức đã cho bằng nhau.

a × (b – c) = a × b – a × c

 

Bài giải tiếp theo
B. Hoạt động thực hành - Bài 37 : Nhân một số với một tổng. Nhân một số với một hiệu
C. Hoạt động ứng dụng - Bài 37 : Nhân một số với một tổng. Nhân một số với một hiệu

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa