A. Hoạt động cơ bản - Bài 21 : Khái niệm số thập phân (tiếp theo)
Giải Bài 21 : Khái niệm số thập phân (tiếp theo) phần hoạt động cơ bản trang 54, 55 sách VNEN toán lớp 5 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Chơi trò chơi "đố bạn":
a) Quan sát tranh vẽ dưới đây :
b) Em đố bạn đọc các kí hiệu \(1,8m;\;{\rm{ }}5,63m\) có trong hình vẽ trên.
c) Kể một ví dụ có sử dụng các kí hiệu như em vừa đọc ở hình vẽ trên.
Phương pháp :
c) Quan sát các đồ vật xung quanh để tìm các vật có sử dụng các kí hiệu như em vừa đọc ở trên.
Cách giải :
b) Đọc các kí hiệu \(1,8m;\;{\rm{ }}5,63m\):
\(1,8m\): Một phẩy tám mét
\(5,63m\): Năm phẩy sáu mươi ba mét.
c) Một số ví dụ có sử dụng các kí hiệu như trên là :
Chai nước mắm\(1,5l\); túi đường\(0,5kg\) ; chai nước khoáng\(1,5l\) ...
Câu 2
a) Thực hành lần lượt các hoạt động sau :
- Viết và đọc hỗn số chỉ phần đã tô màu trong các hình vẽ dưới đây :
Phương pháp :
Khi đọc (hoặc viết) hỗn số ta đọc (hoặc viết) phần nguyên rồi đọc (hoặc viết) phần phân số.
Cách giải :
+) Hỗn số chỉ phần đã tô màu trong hình 1 là \(1\dfrac{8}{10}.\)
\(1\dfrac{8}{10}\) đọc là một và tám phần mười.
+) Hỗn số chỉ phần đã tô màu trong hình 2 là \(2\dfrac{45}{100}.\)
\(2\dfrac{45}{100}\) đọc là hai và bốn mươi lăm phần một trăm.
- Đọc kĩ nội dung sau :
• \(1\dfrac{8}{{10}}\) được viết thành \(1,8\). \(1,8\) đọc là : một phẩy tám. • \(2\dfrac{{45}}{{100}}\) được viết thành \(2,45\). \(2,45\) đọc là : hai phẩy bốn mươi lăm. Các số \(1,8\;;2,45\) cũng là số thập phân. |
b) Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/cô giáo hương dẫn :
Mỗi số thập phân gồm hai phần : phần nguyên và phần thập phân, chúng được ngăn cách bởi dấu phẩy. Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân. |
Câu 3
a) Chuyển các hỗn số sau thành số thập phân rồi đọc các số thập phân đó :
\(3\dfrac{7}{{10}}\;;\;\quad {\rm{ }}\;\; 5\dfrac{{63}}{{100}}\;;\quad \;{\rm{ }}\; \;12\dfrac{{378}}{{1000}}.\)
b) Nêu phần nguyên và phần thập phân trong mỗi số thập phân em viết.
Phương pháp :
a) \(3\dfrac{7}{{10}} = 3,7\); Các câu khác làm tương tự.
b) Mỗi số thập phân gồm hai phần : phần nguyên và phần thập phân, chúng được ngăn cách bởi dấu phẩy.
Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Cách giải :
a) \(3\dfrac{7}{10} = 3,7\) ; \(3,7\) đọc là: ba phẩy bảy ;
\(5\dfrac{{63}}{{100}}\; = {\rm{ }}5,63\) ; \(5,63\) đọc là: năm phẩy sáu mươi ba ;
\(12\dfrac{{378}}{{1000}} = {\rm{ }}12,378\) ; \(12,378\) đọc là mười hai phẩy ba trăm bảy mươi tám;
b) Số \(3,7\) có phần nguyên là \(3\), phần thập phân là \(7\).
Số \(5,63\) có phần nguyên là \(5\), phần thập phân là \(63\).
Số \(12,378\) có phần nguyên là \(12\), phần thập phân là \(378\).
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "A. Hoạt động cơ bản - Bài 21 : Khái niệm số thập phân (tiếp theo) timdapan.com"