Bài 7. Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì trang 40, 41, 42 Hóa 10 Kết nối tri thức
Trong một chu kì của bảng tuần hoàn, tính chất của các oxide và hydroxide biến đổi theo xu hướng nào? 1. Nguyên tố gallium thuộc nhóm IIIA và nguyên tố selenium thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn. 1. Phản ứng của oxide với nước
MĐ
Trong một chu kì của bảng tuần hoàn, tính chất của các oxide và hydroxide biến đổi theo xu hướng nào? |
Phương pháp giải:
Khi đi từ trái sang phải, đầu chu kì là một kim loại mạnh, kết thúc chu kì là một phi kim mạnh
=> Các nguyên tố nhóm A trong hợp chất với oxide và hydroxide biến đổi tuần hoàn. Tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần và tính acid của chúng tăng dần.
Lời giải chi tiết:
- Đầu chu kì là một kim loại mạnh => tạo oxide có tính base và hydroxide mạnh.
- Kết thúc chu kì là một phi kim mạnh => tạo oxide có tính acid và acid mạnh ( hydroxide yếu)
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần và tính acid của chúng tăng dần.
CH
Nguyên tố gallium thuộc nhóm IIIA và nguyên tố selenium thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn. Viết công thức hóa học của oxide, hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của hai nguyên tố trên. |
Phương pháp giải:
- Công thức tổng quát của 1 nguyên tố ( có hóa trị cao nhất) trong hợp chất oxide có dạng: M2On – với n là hóa trị cao nhất của nguyên tố M.
- Công thức tổng quát của 1 nguyên tố ( có hóa trị cao nhất) trong hợp chất oxide có dạng: M(OH)n – với n là hóa trị cao nhất của nguyên tố M.
Lời giải chi tiết:
- Công thức tổng quát của oxide M2On - với n là hóa trị cao nhất của nguyên tố M.
- Công thức tổng quát của oxide M(OH)n - với n là hóa trị cao nhất của nguyên tố M.
- Gallium thuộc thuộc nhóm IIIA => Ga có hóa trị III
=> Công thức hóa học của oxide là Ga2O3
- Công thức hóa học của hydroxide là Ga(OH)3
- Selenium thuộc thuộc nhóm VIA => Se có hóa trị VI
=> Công thức hóa học của oxide là SeO3
- Công thức hóa học của hydroxide là H2SeO4
HĐ
1. Phản ứng của oxide với nước Trong một thí nghiệm, cho lần lượt các oxide Na2O, MgO, P2O5 vào nước, nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, hiện tượng phản ứng được trình bày trong bảng sau:
Trả lời câu hỏi: 1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên. 2. So sánh tính acid - base của các oxide và hydroxide tương ứng |
Phương pháp giải:
Phương pháp giải:
1.
Oxide của kim loại tan trong nước tạo dung dịch base.
Oxide của phi kim tan trong nước tạo dung dịch acid
2. Trong 1 chu kì, tính base giảm dần và tính acid tăng dần.
Lời giải chi tiết:
1. Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm:
Na2O + H2O → 2NaOH
MgO + H2O → Mg(OH)2
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
2.
Na2O tan tốt trong nước, MgO tan một phần trong nước và làm quỳ chuyển màu xanh
=> Na2O có tính base mạnh hơn MgO, tính base của NaOH mạnh hơn Mg(OH)2
P2O5 tan tốt trong nước, làm quỳ chuyển màu đỏ => P2O5 có tính acid và H3PO4 là một acid.
HĐ
2. Phản ứng của muối với dung dịch acid Chuẩn bị: dung dịch Na2CO3; dung dịch HNO3 loãng; ống nghiệm. Tiến hành: Thêm từng giọt dung dịch Na2CO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3. Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi: a) Viết phương trình hóa học của phản ứng b) Hãy so sánh độ mạnh yếu giữa axit HNO3 và H2CO3 |
Phương pháp giải:
a) Hiện tượng của thí nghiệm: có bọt khí thoát ra – CO2
b) Điều kiện xảy ra phản ứng của muối và axit là muối mới kết tủa hoặc acid mới yếu hơn acid ban đầu.
Lời giải chi tiết:
a) Phương trình hóa học của phản ứng
Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + CO2 + H2O
b) Thí nghiệm có thể xảy ra nên điều kiện phản ứng được thỏa mãn
=> Axit mới sinh ra H2CO3 yếu hơn HNO3 nên đã phân hủy thành khí CO2 và H2O
CH
Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid yếu nhất A. H2SO4 B. HClO4 C. H3PO4 D. H2SiO3 |
Phương pháp giải:
Các nguyên tố trong các hợp chất acid đã cho thuộc cùng 1 chu kì. Trong 1 chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính acid tăng dần.
Lời giải chi tiết:
Tên nguyên tố |
Si |
P |
S |
Cl |
Z |
14 |
15 |
16 |
17 |
Trong một chu kì, tính acid của các hydroxide tăng dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
=> Đáp án B
CH
Dãy gồm các chất có tính base tăng dần là A. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH B. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH D. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2 |
Phương pháp giải:
Các nguyên tố trong các hợp chất base đã cho thuộc cùng 1 chu kì. Trong 1 chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính base giảm dần.
Lời giải chi tiết:
Tên nguyên tố |
Na |
Mg |
Al |
Z |
11 |
12 |
13 |
Trong một chu kì, tính base của các hydroxide giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
=> Đáp án A
CH
Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học cho dưới dây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử? A. Tính kim loại và phi kim B. Tính acid – base của các hydroxide C. Khối lượng nguyên tử. D. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. |
Phương pháp giải:
Những đại lượng và tính chất của nguyên tố hóa học biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Tính kim loại và phi kim
+ Tính acid – base của các hydroxide
+ Cấu hình electron lớp ngoài cùng
Lời giải chi tiết:
Các đại lượng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Tính kim loại và phi kim
+ Tính acid – base của các hydroxide
+ Cấu hình electron lớp ngoài cùng
=> Đáp án C
Lý thuyết
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 7. Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì trang 40, 41, 42 Hóa 10 Kết nối tri thức timdapan.com"