Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Lômônôxôp
Giải chi tiết đề thi kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Lômônôxôp với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Đề bài
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THCS VÀ THPT M.V.LÔMÔNÔXÔP |
KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút |
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tin vui là bạn còn sống
Và cây xoan ngoài ngõ đã ra hoa
Cây xoan ấy
Bạn thấy không
Đã can trường đứng vững
Suốt cả mùa Đông băng giá.
Tin vui là mắt bạn còn sáng, còn tốt
Và bạn có thì giờ để ngắm trời xanh
Em bé xinh tươi đang đứng trước mặt bạn
Đôi mắt long lanh
Bạn có thể mở rộng hai cánh tay
Ôm em bé vào lòng.
(Trích bài thơ Tin vui, rút từ tập Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt, Thích Nhất Hạnh)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.
Câu 2: Tác giả cho rằng những sự việc nào là những “tin vui”?
Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong đoạn trích.
Câu 4: Hãy rút ra một thông điệp mà anh/chị tâm đắc từ đoạn trích trên.
II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Câu 2: (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau:
Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn ván ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
(Trích Trao duyên – Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Lời giải chi tiết
Phần I. Đọc hiểu
1.
* Phương pháp: Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, khoc học, hành chính
* Cách giải:
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
2.
* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
* Cách giải
- Tác giả cho rằng tin vui là: “Tin vui là bạn còn sống” và “Tin vui là mắt bạn còn sáng, còn tốt”.
3.
* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
* Cách giải:
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh những niềm vui, niềm hạnh phúc bình dị quanh ta mà đôi khi ta quên lãng hoặc không nhận ra.
+ Tăng sức biểu cảm, diễn đạt, tăng nhịp điệu cho câu thơ.
4.
* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
* Gợi ý:
- Đôi khi hạnh phúc đơn giản chỉ là ta còn sống, được nhìn thấy thế giới tươi đẹp ngoài kia, được ngắm nhìn những người mà ta yêu thương. Hãy trân trọng cuộc sống này.
Phần II. Làm văn
* Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
* Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều: Vị trí của tác giả trong nền văn học và giá trị của Truyện Kiều.
- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên và 8 câu thơ cuối của đoạn trích
II. Phân tích
1. Mạch cảm xúc của bài
- Sau khi thuyết phục Thúy Vân, trao duyên trao kỉ vật và dặn dò em, Thúy Kiều như quên hẳn em đang ở bên cạnh mình nàng đau xót khi nghĩ về thực tại nhớ tới Kim Trọng
- Những lời Kiều nói thực chất là những lời độc thoại nội tâm, trong 8 câu thơ có tới 5 câu cảm thán là những tiếng kêu xé lòng của một trái tim tan nát.
2. Thực cảnh đau xót của Kiều.
- Sử dụng một loạt các thành ngữ.
+ “Trâm gẫy gương tan”: Chỉ sự đổ vỡ
+ “Tơ duyên ngắn ngủi”: Tình duyên mong manh, dễ vỡ, dễ đổ nát
+ “Phận bạc như vôi”: Số phận hẩm hiu, bạc bẽo
+ “Nước chảy hoa trôi lỡ làng”: Sự lênh đênh, trôi nổi, lỡ làng
=> Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi.
- Nguyễn Du đã mở ra hai chiều thời gian hiện tại và quá khứ. Quá khứ thì “muôn vàn ái ân” đầy hạnh phúc trong khi ấy hiện tại thì đầy đau khổ, lỡ làng và bạc bẽo.
=> Sự đối lập nhấn mạnh, khắc sâu bi kịch, nỗi đau của Kiều, càng nuối tiếc quá khứ đẹp đẽ bao nhiêu thì thực tại càng bẽ bàng, hụt hẫng bấy nhiêu.
- Các hành động
+ Nhận mình là "người phụ bạc"
+ Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt, khác với cái lạy hàm ơn ban đầu.
=> Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý.
=> Thực tại cuộc đời đầy nhiệt ngã đầy đau đớn, tủi hờn của Thúy Kiều. Chính Kiều là người nhận thức được rõ nhất về cuộc đời mình, vì thế nỗi đau càng thêm xót xa.
=> Thể hiện niềm thương cảm, xót xa của Nguyễn Du đối với số phận của Kiều.
3. Tiếng gọi chàng Kim
- Nhịp thơ 3/3, 2/4/2: vừa da diết vừa nghẹn ngào như những tiếng nấc
- Thán từ “Ôi, hỡi”: Là tiếng kêu đau đớn, tuyệt vọng của Kiều.
- Hai lần nhắc tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.
=> Sự đau đớn tột cùng, đỉnh điểm của Kiều vì phụ tình Kim Trọng
=> Tình cảm lấn át lí trí.
4. Nghệ thuật
- Khắc họa thành công tâm trạng nhân vật.
- Sử dụng các từ ngữ tinh tế, đắt giá, các thành ngữ giàu sức gợi
- Thủ pháp ẩn dụ, so sánh, liệt kê, đối lập
III. Kết luận
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Lômônôxôp timdapan.com"