Giải đề thi học kì 2 Sinh lớp 8 năm 2019 - 2020 trường THCS Thị Trấn - Tứ Kỳ

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 8 năm 2019 - 2020 trường THCS Thị Trấn - Tứ Kỳ với cách giải nhanh và chú ý quan trọng


Đề bài 

Câu 1: (2 điểm)

Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể của chúng ta? Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do cơ quan nào đảm nhiệm?

Câu 2: (1,5 điểm)

Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Mỗi loại phản xạ cho 1 ví dụ

Câu 3: (2 điểm)

a. Trình bày cấu tạo ngoài của đại não?

b. Học sinh cần phải phòng tránh tật cận thị như thế nào?

Câu 4: (2,5 điểm)

a. Nêu vai trò của tuyến yên đối với cơ thể

b. Nêu tính chất và vai trò của hoocmôn

Câu 5: (2 điểm)

Nêu các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ? Cho biết những biến đổi cơ thể nam ở tuổi dậy thì?

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: (2 điểm)

Bài tiết đóng vai trò quan trọng với cơ thể của chúng ta: Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu,...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là: CO2, mồ hôi, nước tiểu

Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên :

- Hệ hô hấp thải loại C02.

- Da thải loại mồ hôi.

- Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu.

Câu 2: (1,5 điểm)

Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:

Ví dụ phản xạ không điều kiện

- Khi các bạn sờ vào vật gì đó nóng thường có phản xạ rụt tay lại. Đây là phản xạ không có điều kiện.

Ví dụ phản xạ có điều kiện:

- Nghe tiếng ai gọi tên mình, liền quay đầu lại.

Câu 3: (2 điểm)

a. Cấu tạo ngoài của đại não:

Đại não là phần não phát triển nhất ở người, bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thành võ não, bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp, đó là các khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt của võ não.

Rãnh trên bán cầu chia đại não ra làm 2 nửa.

Rãnh sâu chia bán cầu não là 4 thùy (thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy trán, và thùy thái dương)

b. Để phòng tránh tật cận thị, HS cần:

- Cho mắt nghỉ ngơi hợp lý. Học sinh cần vui chơi, nghỉ ngơi giữa giờ, không đọc sách hay sử dụng điện thoại vào giờ ra chơi

- Chú ý đến ánh sáng: Phòng học cần đầy đủ ánh sáng, ánh sáng tự nhiên càng tốt. Ánh sáng cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như không quá sáng, không bị khuất bóng, không chiếu trực tiếp vào mắt…

- Khoảng cách: Khoảng cách đọc, viết và làm việc hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc tật cận thị. Việc đọc hay làm việc quá gần sẽ khiến mắt liên tục phải điều tiết, tăng nguy cơ phát triển cận thị. Khoảng cách đọc sách và viết với học sinh là 35-40cm.

- Thường xuyên vui chơi ngoài trời: Thường xuyên vui chơi ngoài trời giúp mắt thư giãn, hạn chế được nguy cơ mắc tật khúc xạ.

- Khám mắt định kỳ: Thường xuyên khám mắt để phát hiện sớm tật khúc xạ. Với người bị cận thị nên khám mắt 6 tháng một lần để kiểm tra độ cận, điều chỉnh kính hợp lý. Với ai không bị cận thị thì nên khám mắt định kỳ 1 năm 1 lần để phát hiện sớm các bệnh về mắt.

- Bổ sung dưỡng chất cho mắt: Thường xuyên bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt giúp đôi mắt sáng khỏe. Các thực phẩm tốt cho mắt như vitamin A, E, C, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá, trứng giúp tăng khả năng điều tiết, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Câu 4: (2,5 điểm)

a. Tuyến yên là một tuyến quan trọng giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác và các quá trình sinh lí của cơ thể như:

- Quyết định sự tăng trưởng của cơ thể (GH),

- Sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục (LH, FSH).

- Điều tiết trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng (TSH, ACTH)

- Kích thích tuyến sữa (PRL), dạ con (OT)

- Chống đái tháo nhạt, giữ nước ở thận (ADH)

b.

Tính chất của hoocmôn:

- Hoạt tính sinh học cao

- Không mang tính đặc trưng cho loài

- Chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định

Vai trò của hoocmôn: Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể và điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.

Câu 5: (2 điểm)

Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ bao gồm: âm vật, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Thuộc cơ quan sinh dục nữ còn có hai tuyến tiền đình nằm 2 bên âm đạo

Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam (khoảng 11 – 12 tuổi)

+ Lớn nhanh, cao vượt

+ Sụn giáp phát triển, lộ hầu

+ Vỡ giọng, tiếng ồm

+ Mọc ria mép

+ Mọc lông nách, mọc lông mu

+ Cơ bắp phát triển, cơ quan sinh dục to ra

+ Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển

+ Xuất hiện mụn trứng cá

+ Xuất tinh lần đầu, vai rộng, ngực nở