Giải đề thi học kì 1 lý lớp 9 năm 2020 - 2021 Sở GDĐT Bắc Ninh

Giải đề thi học kì 1 lý lớp 9 năm 2020 - 2021 Sở GDĐT Bắc Ninh với cách giải nhanh và chú ý quan trọng


Đề bài

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1: Trong các hệ thức dưới đây, hệ thức của định luật Ôm là:

A. \(I = \dfrac{U}{R}\)             B. \(R = U.I\)

C. \(U = {I^2}.R\)        D. \(U = \dfrac{I}{R}\)

Câu 2: Điện trở của dây dẫn là đại lượng

A. đặc trưng cho mức độ cản trở hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.

B. tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây.

C. đặc trưng cho tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.

D. tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua và tỷ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt và hai đầu dây dẫn.

Câu 3: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Điện trở tương đương của đoạn mạch được tính theo công thức nào dưới đây:

A. \(\dfrac{1}{{{R_{t{\rm{d}}}}}} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\)

B. \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2}\)

C. \({R_{t{\rm{d}}}} = \dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)

D. \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1}.{R_2}\)

Câu 4: Biến trở có thể được sử dụng để:

A. thay đổi vật liệu dây dẫn trong mạch

B. điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện

C. điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch

D. thay đổi khối lượng riêng của dây dẫn trong mạch

Câu 5: Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết:

A. Thời gian sử dụng điện của gia đình

B. Công suất điện mà gia đình sử dụng

C. Điện năng mà gia đình đã sử dụng

D. Số dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng

Câu 6: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của điện trở R thì cường độ dòng điện chạy qua là I. Công thức nào dưới đây là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong thời gian t:

A. \(Q = \dfrac{U}{I}.t\) 

B. \(Q = \dfrac{I}{U}.t\)

C. \(Q = {U^2}.R.t\)

D. \(Q = {I^2}.R.t\)

Câu 7: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?

A. Dùng ampe kế

B. Dùng vôn kế

C. Dùng áp kế

D. Dùng kim nam châm có trục quay

Câu 8: Cách làm tăng lực từ của một nam châm điện?

A. Làm tăng chiều dài của lõi sắt non.

B. Tăng đường kính dây quấn.

C. Làm tăng cường độ dòng điện qua các vòng dây hoặc tăng số vòng dây của ống dây.

D. Giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây.

PHẦN II: TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 9 (2,0 điểm):

a) Phát biểu quy tắc nắm bàn tay phải.

b) Trong thí nghiệm như hình vẽ (Hình 1), hai đầu của ống dây được nối với nguồn điện qua khóa K. Khi đóng khóa K, hãy xác định tên các từ cực của ống dây.

Câu 10 (2,0 điểm)

Một bóng đèn Đ có ghi 6V – 3W, được mắc nối tiếp với một biến trở Rb vào mạch điện như hình vẽ (Hình 2). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 9V.

a) Hãy xác định điện trở của bóng đèn.

b) Xác định trị số của biến trở Rb để đèn sáng bình thường.

Câu 11 (2,0 điểm)

Một bình nóng lạnh hoạt động bình thường khi được mắc với hiệu điện thế 220V và khi đó dòng điện chạy qua bình có cường độ 5A.

a) Hãy tính công suất điện của bình.

b) Tính thời gian để bình đun sôi 10 lít nước từ nhiệt độ 200C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và coi nhiệt lượng hao phí là không đáng kể.

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Thực hiện: Ban chuyên môn

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

1. A

2. C

3. A

4. C

5. C

6. D

7. D

8. C

Câu 1:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết định luật Ôm.

Cách giải

Hệ thức của định luật Ôm là:

\(I = \frac{U}{R}\)

Chọn A

Câu 2:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết về điện trở của dây dẫn.

Cách giải

Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

Chọn C

Câu 3:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết bài “Đoạn mạch song song”.

Cách giải

Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song là:

\(\frac{1}{{{R_{t{\rm{d}}}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)

Chọn A

Câu 4:

Phương pháp

Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

Cách giải

Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

Chọn C

Câu 5:

Phương pháp

Lượng điện năng sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã được sử dụng là 1 kilooat giờ.

Cách giải

Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết điện năng mà gia đình đã sử dụng.

Chọn C

Câu 6:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết bài “Định luật Jun-Lenxo”.

Cách giải

Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong thời gian t là:

\(Q = {I^2}Rt\)

Chọn D

Câu 7:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết tác dụng từ của dòng điện – từ trường.

Cách giải

Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.

Chọn D

Câu 8:

Phương pháp

Cách làm tăng lực từ của nam châm điện:

- Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây.

- Tăng số vòng dây của cuộn dây.

Cách giải

Để làm tăng lực từ của nam châm điện ta làm tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng dây của ống dây.

Chọn C

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 9:

Phương pháp

- Vận dụng lý thuyết từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.

- Vận dụng quy tắc “Nắm bàn tay phải”.

Cách giải

a)

Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

b)

Khi đóng khóa K, dòng điện chạy qua cuộn dây theo chiều từ trong ra ngoài mặt phẳng. Sử dụng quy tắc “Nắm bàn tay phải” ta xác định được chiều từ trường do ống dây gây ra có chiều đi ra từ đầu B nên B là cực Bắc (N), A là cực Nam (S)

Câu 10:

Phương pháp

Sử dụng các công thức: \(\left\{ \begin{array}{l}P = UI = \frac{{{U^2}}}{R}\\I = \frac{U}{R}\end{array} \right.\)

Cách giải

a)

Ta có: \(P = UI = \frac{{{U^2}}}{R}\)

Suy ra, điện trở của bóng đèn là:

\({R_d} = \frac{{{U^2}}}{P} = \frac{{{6^2}}}{3} = 12\Omega \)

b)

Cường độ dòng điện định mức là:

\({I_{dm}} = \frac{P}{U} = \frac{3}{6} = 0,5{\rm{A}}\)

Biến trở Rb mắc nối tiếp với bóng đèn => Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

\({R_{t{\rm{d}}}} = {R_d} + {R_b} = 12 + {R_b}\)

Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là:

\(I = \frac{U}{{12 + {R_b}}} = \frac{9}{{12 + {R_b}}}\)

Để đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch phải bằng cường độ dòng điện định mức:

\(\frac{9}{{12 + {R_b}}} = 0,5 \Rightarrow {R_b} = 6\Omega \)

Vậy đèn sáng bình thường khi \({R_b} = 6\Omega \)

Câu 11:

Phương pháp

- Sử dụng công thức tính công suất điện: P = U.I

- Sử dụng công thức tính điện năng tiêu thụ: P = A.t

- Sử dụng công thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)

Cách giải

a)

Công suất điện của bình là:

\(P = UI = 220.5 = 1100W\)

b)

Đổi 10 lít = 0,01 m3.

Khối lượng nước cần đun sôi là:

\(m = {D_n}.V = 1000.0,01 = 10\left( {kg} \right)\)

Vì nhiệt lượng hao phí là không đáng kể nên ta Có điện năng tiêu thụ bằng nhiệt lượng:

\(A = Q \Leftrightarrow P.t = mc\Delta t\)

\( \Leftrightarrow t = \frac{{mc\Delta t}}{P} = \frac{{10.4200.\left( {100 - 20} \right)}}{{1100}} = 3055{\rm{s}}\)

\( \Leftrightarrow t \approx \) 50 phút 55 giây.

Bài giải tiếp theo