Giải đề thi học kì 1 lý lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GDĐT Trảng Bàng

Giải đề thi học kì 1 lý lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GDĐT Trảng Bàng với cách giải nhanh và chú ý quan trọng


Đề bài

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1: Đặc điểm của hai điện trở mắc nối tiếp trong một mạch điện là:

A. Tháo bỏ một điện trở thì điện trở kia vẫn hoạt động

B. Có hai điểm chung

C. Tháo bỏ một điện trở thì mạch vẫn kín

D. Chỉ có một điểm chung

Câu 2: Mắc một bóng đèn pin vào hai cực của một pin còn tốt bằng dây dẫn ngắn rồi sau đó bằng dây dẫn khá dài. Hỏi cường độ sáng của bóng đèn trong hai trường hợp như thế nào? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:

A. Trường hợp thứ nhất sáng mạnh hơn trường hợp thứ hai.

B. Trường hợp thứ nhất sáng yếu hơn trường hợp thứ hai.

C. Cả hai trường hợp cường độ sáng là như nhau

D. Cả hai trường hợp đèn đều không sáng

Câu 3: Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch

A. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này

B. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này

C. không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch này

D. giảm khi tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đạon mạch này

Câu 4: Một dây dẫn tiết diện S và có điện trở R. Nếu tăng tiết diện dây lên 5 lần thì điện trở R là

A. \(R' = \frac{R}{5}\)           B. \(R' = 5{\rm{R}}\) 

C. \(R' = R + 5\)     D. \(R' = R - 5\)

Câu 5: Mạch điện kín gồm hai bóng đèn được mắc nối tiếp, khi một trong hai bóng đèn bị hỏng thì bóng đèn còn lại sẽ

A. sáng hơn    

B. vẫn sáng như cũ

C. tốt hơn 

D. không hoạt động

Câu 6: Tương tác giữa hai nam châm

A. các từ cực cùng tên thì hút nhau; các cực khác tên thì đẩy nhau

B. các từ cực cùng tên không hút nhau cũng không đẩy nhau; các cực khác tên thì đẩy nhau

C. các từ cực cùng tên thì đẩy nhau; các cực khác tên thì hút nhau

D. các từ cực cùng tên thì hút nhau; các cực khác tên không hút nhau cũng không đẩy nhau

Câu 7: Nam châm hình chữ U hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở

A. phần cong của nam châm 

B. hai từ cực của nam châm

C. phần thẳng của nam châm 

D. từ cực Bắc của nam châm

Câu 8: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ

A. luân phiên tăng giảm 

B. giảm bấy nhiêu lần

C. không thay đổi 

D. tăng bấy nhiêu lần

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Phát biểu định luật Ôm? Viết biểu thức định luật, chú thích và đơn vị từng đại lượng trong biểu thức?

Câu 2 (1 điểm): Trên bóng đèn có ghi 220V – 45W. Điều đó cho  biết gì?

Câu 3 (1 điểm): Khi mắc R1 và R2 song song với nhau vào một hiệu điện thế U. Cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ \({I_1} = 0,5{\rm{A}},{I_2} = 1,0{\rm{A}}\). Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính?

Câu 4 (4 điểm): Trên bếp điện có ghi 220V – 550W được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 220V để đun sôi 2,5 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 200C. Biết hiệu suất của bếp là 80%, nhiệt cung cấp cho nước sôi được coi là có ích:

a) Điện trở của bếp và cường độ dòng điện qua bếp

b) Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.

c) Nhiệt lượng do bếp tỏa ra.

d) Nếu dây điện trở của bếp bị cất bỏ bớt đi ¼  và bếp được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 185V. Tính công suất tiêu thụ của bếp lúc này?

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Thực hiện: Ban chuyên môn

I. TRẮC NGHIỆM

1. D

2. A

3. B

4. A

5. D

6. C

7. B

8. B

 

Câu 1:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết đoạn mạch nối tiếp.

Cách giải

Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp.

=> Hai điện trở mắc nối tiếp trong một mạch điện chỉ có một điểm chung.

Chọn D

Câu 2:

Phương pháp

Sử dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

Sử dụng công thức tính điện trở dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Cách giải

Ta có: \(I = \frac{U}{R}\)

\(R = \rho \frac{l}{S}\) => R tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn.

\( \Rightarrow {R_1} < {R_2} \Rightarrow {I_1} > {I_2}\)

Vậy trường hợp thứ nhất sáng mạnh hơn trường hợp thứ hai.

Chọn A

Câu 3:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết định luật Ôm.

Cách giải

Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt và hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

Chọn B

Câu 4:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn.

Cách giải

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}R = \rho \frac{l}{S}\\R' = \rho \frac{l}{{5S}}\end{array} \right. \Rightarrow \frac{R}{{R'}} = 5 \Rightarrow R' = \frac{R}{5}\)

Chọn A

Câu 5:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết về đoạn mạch nối tiếp.

Cách giải

Mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, khi một trong hai bóng đèn cháy thì mạch điện hở => bóng đèn còn lại không sáng.

Chọn D

Câu 6:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết nam châm vĩnh cửu.

Cách giải

Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau.

Chọn C

Câu 7:

Phương pháp

Trên thanh nam châm hình chữ U, chỗ hút sắt, thép mạnh nhất là ở hai từ cực.

Cách giải

Trên thanh nam châm hình chữ U, chỗ hút sắt, thép mạnh nhất là ở hai từ cực của nam châm.

Chọn B

Câu 8:

Phương pháp

Sử dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

Cách giải

Ta có:

\(I = \frac{U}{R}\) => cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế. => Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ giảm bấy nhiêu lần.

Chọn B

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết bài “ Điện trở của dây dẫn - định luật Ôm”.

Cách giải

- Nội dung định luật: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

- Biểu thức: \(I = \frac{U}{R}\)

Trong đó:

I: là cường độ dòng điện (A)

U: là hiệu điện thế (V)

R: là điện trở dây dẫn \(\left( \Omega  \right)\)

Câu 2:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết bài công suất điện:

Số oát (W) ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.

Cách giải

Trên bóng đèn có ghi 220V – 45W, điều đó cho biết hiệu điện thế và công suất điện của bóng đèn khi nó hoạt động bình thường là 220V và 45W.

Câu 3:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết về đoạn mạch song song.

Cách giải

Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song thì:

\(I = {I_1} + {I_2} = 0,5 + 1,0 = 1,5A\)

Vậy cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là I = 1,5A.

Câu 4:

Phương pháp

Sử dụng các công thức: \(\left\{ \begin{array}{l}P = UI = \frac{{{U^2}}}{R}\\Q = mc\Delta t\\H = \frac{{{Q_{thu}}}}{{{Q_{toa}}}}\end{array} \right.\)

Cách giải

a)

Điện trở của bếp là:

Ta có: \(P = \frac{{{U^2}}}{R} \Rightarrow R = \frac{{{U^2}}}{P} = \frac{{{{220}^2}}}{{550}} = 88\left( \Omega  \right)\)

b)

Ta có: 2,5 lít = 2,5.0,001 = 0,0025 m3

Khối lượng nước là:

\(m = DV = 1000.0,0025 = 2,5kg\)

Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước là:

\({Q_{thu}} = mc\Delta t = 2,5.4200.\left( {100 - 20} \right) \\= 840000J = 840kJ\)

c)

Ta có: \(H = \frac{{{Q_{thu}}}}{{{Q_{toa}}}}.100 = 80 \Rightarrow {Q_{toa}} = \frac{{840.100}}{{80}} = 1050kJ\)

Vậy nhiệt lượng do bếp tỏa ra là 1050kJ.

d)

Ta có: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Nếu dây điện trở bị cắt bỏ bớt đi ¼ thì: \(R' = \rho \frac{l}{{4S}} = \frac{R}{4} = 22\Omega \)

Công suất tiêu thụ của bếp lúc này là:

\(P' = UI = U.\frac{U}{{R'}} = \frac{{{U^2}}}{{R'}} = \frac{{{{220}^2}}}{{22}} = 2200W\)

Vây P’ = 2200W