Giải đề thi học kì 1 hoá lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Thanh Đa
Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn hoá lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Thanh Đa với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Câu 1 (2,0 điểm):
Viết chuỗi phương trình phản ứng sau, ghi rõ điều kiện (nếu có).
\({P_2}{O_5} \to {H_3}P{O_4} \to {(N{H_4})_3}P{O_4} \to N{H_3}\to Cu{(OH)_2}\\\to Cu{(N{O_3})_2} \to N{O_2} \to HN{O_3} \to C{O_2}\)
Câu 2 (1,0 điểm):
a) Viết phương trình phản ứng chứng minh NaHCO3 là hợp chất lưỡng tính.
b) Viết phương trình phản ứng chứng minh NH3 có tính khử và tính bazơ.
Câu 3 (2,0 điểm):
Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch sau, viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn: (NH4)2SO4, FeCl3, Na2SO4, NH4NO3.
Câu 4 (1,0 điểm):
Vì sao khi ăn bánh bao hoặc bánh tiêu ta luôn cảm thấy có mùi khai, em hãy giải thích và viết phương trình phản ứng?
Câu 5 (1,0 điểm):
Cho 44 gam NaOH vào dung dịch chứa 39,2 gam H3PO4. Xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng?
Câu 6 (2,0 điểm):
Cho 8,43 gam hỗn hợp Zn và Ag tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 loãng thu được 896 cm3 khí NO (đktc) và 50 ml dung dịch A.
a) Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
b) Cô cạn dung dịch A và đem nung đến khối lượng không đổi. Tính thể tích khí NO2 thu được ở 00C, 2 atm.
Câu 7 (1,0 điểm):
Đốt cháy hoàn toàn 2,46 gam hợp chất hữu cơ A thu được 5,28 gam CO2; 0,9 gam H2O và 224 ml N2 (đktc). Tìm công thức phân tử của A, biết \({d_{A/{H_2}}} = 61,5\)
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Thực hiện: Ban chuyên môn
Câu 1 (TH):
Phương pháp:
Xem lại lý thuyết về P và hợp chất của P.
Cách giải:
\({P_2}{O_5} + 3{H_2}O \to 2{H_3}P{O_4}\)
\({H_3}P{O_4} + 3N{H_3} \to {(N{H_4})_3}P{O_4}\)
\({(N{H_4})_3}P{O_4}\xrightarrow{{{t^0}}}3N{H_3} + {H_3}P{O_4}\)
\(2N{H_3} + 2{H_2}O + CuS{O_4} \to Cu{(OH)_2} + {(N{H_4})_2}S{O_4}\)
\(Cu{(OH)_2} + 2HN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + 2{H_2}O\)
\(Cu{(N{O_3})_2}\xrightarrow{{{t^0}}}CuO + 2N{O_2} + \dfrac{1}{2}{O_2}\)
\(2N{O_2} + \dfrac{1}{2}{O_2} + {H_2}O \to 2HN{O_3}\)
\(4HN{O_3} + 3C \to 3C{O_2} + 4NO + 2{H_2}O\)
Câu 2 (TH):
Phương pháp:
a) Viết phương trình phản ứng của NaHCO3 với axit và bazơ
b) Viết phương trình phản ứng của NH3 với chất có tính oxi hóa và axit.
Cách giải:
a)
- NaHCO3 thể hiện tính bazơ: \(NaHC{O_3} + HCl \to NaCl + C{O_2} + {H_2}O\)
- NaHCO3 thể hiện tính axit: \(NaHC{O_3} + NaOH \to N{a_2}C{O_3} + {H_2}O\)
b)
- NH3 có tính khử: \(2N{H_3} + \dfrac{3}{2}{O_2}\xrightarrow{{{t^0}}}{N_2} + 3{H_2}O\)
- NH3 có tính bazơ: \(N{H_3} + HCl \to N{H_4}Cl\)
Câu 3 (TH):
Phương pháp:
Dùng thuốc thử là dung dịch Ba(OH)2
Cách giải:
- Trích một lượng nhỏ vừa đủ các mẫu nhận biết vào các ống nghiệm.
- Cho dung dịch Ba(OH)2 vào các ống nghiệm trên
+ Xuất hiện khí không màu mùi khai và kết tủa trắng: (NH4)2SO4
PTHH: \({(N{H_4})_2}S{O_4} + Ba{(OH)_2} \to BaS{O_4} + 2N{H_3} + 2{H_2}O\)
PT ion thu gọn: \(2NH_4^ + + SO_4^{2 - } + B{a^{2 + }} + 2{\rm{O}}{H^ - } \to BaS{O_4} + 2N{H_3} + 2{H_2}O\)
+ Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ: FeCl3
PTHH: \(3Ba{(OH)_2} + 2F{\rm{e}}C{l_3} \to 2F{\rm{e}}{(OH)_3} + 3BaC{l_2}\)
PT ion thu gọn: \(3{\rm{O}}{H^ - } + F{{\rm{e}}^{3 + }} \to F{\rm{e}}{(OH)_3}\)
+ Xuất hiện kết tủa trắng: Na2SO4
PTHH: \(N{a_2}S{O_4} + Ba{(OH)_2} \to BaS{O_4} + 2NaOH\)
PT ion thu gọn: \(SO_4^{2 - } + B{a^{2 + }} \to BaS{O_4}\)
+ Xuất hiện khí không màu, mùi khai: \(N{H_4}N{O_3}\)
PTHH: \(2N{H_4}N{O_3} + Ba{(OH)_2} \to 2N{H_3} + 2{H_2}O + Ba{(N{O_3})_2}\)
PT ion thu gọn: \(NH_4^ + + O{H^ - } \to N{H_3} + {H_2}O\)
Câu 4 (TH):
Phương pháp:
Dựa vào phản ứng nhiệt phân muối amoni và ứng dụng của muối amoni.
Cách giải:
Trong quá trình làm bánh bao hoặc bánh tiêu, người ta thường cho thêm bột nở có thành phần chính là muối amoni hiđrocacbonat, giúp cho bánh phồng to và nhanh chín hơn. Khi hấp/rán bánh, muối này bị nhiệt phân tạo thành khí amoniac, nên khi ăn bánh ta luôn cảm thấy có mùi khai.
PTHH: \(N{H_4}HC{O_3}\xrightarrow{{{t^0}}}N{H_3} + C{O_2} + {H_2}O\)
Câu 5 (VD):
Phương pháp:
- Tính số mol NaOH và số mol H3PO4.
- Xét tỷ lệ \(\dfrac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_3}P{O_4}}}}}\)và kết luận muối tạo thành
- Lập hệ phương trình số mol NaOH và số mol H3PO4
- Giải hệ phương trình tìm ra số mol muối
- Tính khối lượng muối và kết luận.
Cách giải:
\({n_{NaOH}} = \dfrac{{44}}{{40}} = 1,1\,\,mol;\\{n_{{H_3}P{O_4}}} = \dfrac{{39,2}}{{98}} = 0,4\,\,mol\)
Ta có: \(2 < \dfrac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{{H_3}P{O_4}}}}} = \dfrac{{1,1}}{{0,4}} = 2,75 < 3 \)
=> Phản ứng sinh ra 2 muối là Na2HPO4 (x mol) và Na3PO4 (y mol)
PTHH:
\(2NaOH + {H_3}P{O_4} \to N{a_2}HP{O_4} + 2{H_2}O\)
2x x x
\(3NaOH + {H_3}P{O_4} \to N{a_3}P{O_4} + 3{H_2}O\)
3y y y
\({n_{NaOH}} = 2{\rm{x}} + 3y = 1,1\)(*)
\({n_{{H_3}P{O_4}}} = x + y = 0,4\)(**)
Từ (*) và (**) => x = 0,1; y = 0,3
\({m_{N{a_2}HP{O_4}}} = 0,1.142 = 14,2\,\,gam\)
\({m_{N{a_3}P{O_4}}} = 0,3.164 = 49,2\,\,gam\)
=> mmuối = 14,2 + 49,2 = 63,4 gam
Câu 6 (VD):
Phương pháp:
a)
- Gọi số mol Zn và Ag lần lượt là x và y
- Lập phương trình khối lượng hỗn hợp kim loại (*)
- Áp dụng bảo toàn e (**)
- Từ (*) và (**) giải ra số mol mỗi kim loại
- Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b)
- Viết phương trình hóa học của phản ứng.
- Tính số mol NO2 theo số mol Zn(NO3)2 và AgNO3
- Tính thể tích khí NO2
Cách giải:
a) Gọi số mol Zn và Ag lần lượt là x và y mol
=> 65x + 108y = 8,43 (*)
Quá trình trao đổi e:
Zn0 => Zn+2 + 2e N+5 + 3e => N+2
Ag0 => Ag+ + 1e
Áp dụng bảo toàn electron: \(2{n_{Zn}} + {n_{Ag}} = 3{n_{NO}}\)
\( \to 2{\rm{x}} + y = 3.\dfrac{{0,896}}{{22,4}}\)(**)
Từ (*) và (**) => x = 0,03; y = 0,06
\( \to \% {m_{Zn}} = \dfrac{{0,03.65}}{{8,43}}.100\% = 23,13\% \)
\( \to \% {m_{Ag}} = 100\% - 23,13\% = 76,87\% \)
b) PTHH:
\(Zn{(N{O_3})_2}\xrightarrow{{{t^0}}}ZnO + 2N{O_2} + \dfrac{1}{2}{O_2}\)
0,03 => 0,06
\(AgN{O_3}\xrightarrow{{{t^0}}}Ag + N{O_2} + \dfrac{1}{2}{O_2}\)
0,06 => 0,06
\( \to {n_{N{O_2}}} = 0,06 + 0,06 = 0,12\,\,mol \\\to {V_{N{O_2}}} = \dfrac{{0,12.0,082.(0 + 273)}}{2} \\= 1,34\,\,lit\)
Câu 7 (VD):
Phương pháp:
- Tính số mol CO2, suy ra số mol và khối lượng của C
- Tính số mol H2O, suy ra số mol và khối lượng của H
- Tính số mol N2, suy ra số mol và khối lượng N
- Tính tổng khối lượng C, H, N và so sánh với khối lượng A, kết luận A có O hay không
- Gọi công thức phân tử của A là CxHyOzNt
\(x:y:z:t = {n_C}:{n_H}:{n_O}:{n_N}\)
Kết luận công thức đơn giản nhất của A
- Từ tỷ khối của A với H2, tìm phân tử khối của A
- Kết luận công thức phân tử của A.
Cách giải:
\({n_{C{O_2}}} = \dfrac{{5,28}}{{44}} = 0,12\,\,mol \\\to {n_C} = {n_{C{O_2}}} = 0,12\,\,mol \\\to {m_C} = 0,12.12 = 1,44\,\,g\)
\({n_{{H_2}O}} = \dfrac{{0,9}}{{18}} = 0,05\,\,mol \\\to {n_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 2.0,05 = 0,1\,\,mol \\\to {m_H} = 1.0,1 = 0,1\,\,g\)
\({n_{{N_2}}} = \dfrac{{0,224}}{{22,4}} = 0,01\,\,mol \\\to {n_N} = 2{n_{{N_2}}} = 2.0,01 = 0,02\,\,mol \\\to {m_N} = 0,02.14 = 0,28\,\,g\)
Ta có: mC + mH + mN = 1,44 + 0,1 + 0,28 = 1,82 gam < mA
=> trong A có O
\({m_O} = 2,46 - (1,44 + 0,1 + 0,28) = 0,64\,\,gam \to {n_O} \\= \dfrac{{0,64}}{{16}} = 0,04\,\,mol\)
Gọi công thức phân tử của A là CxHyOzNt
\(x:y:z:t = {n_C}:{n_H}:{n_O}:{n_N} \\= 0,12:0,1:0,04:0,02 = 6:5:2:1\)
=> Công thức đơn giản nhất của A là C6H5O2N
Vì
\( \to n = 1\)
Vậy công thức phân tử của A là C6H5O2N.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải đề thi học kì 1 hoá lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Thanh Đa timdapan.com"