Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 5, 6

Giải Cùng em học Toán lớp 5 tập 2 tuần 19 câu 1, 2, 3, 4 trang 5, 6 với lời giải chi tiết. Câu 1. Tính diện tích hình thang : a) Có độ dài hai đáy lần lượt là 21 cm; 14m; chiều cao 10cm ; b) Có độ dài hai đáy lần lượt là 7,2m; 4,8m; chiều cao 5m.


Bài 1

Tính diện tích hình thang :

a) Có độ dài hai đáy lần lượt là 21 cm; 14m; chiều cao 10cm.

b) Có độ dài hai đáy lần lượt là 7,2m; 4,8m; chiều cao 5m.

Phương pháp giải:

Để tính diện tích ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho \(2\) (cùng một đơn vị đo).

Lời giải chi tiết:

a) Đổi : \(14m=1400cm\).

  Diện tích hình thang đó là:

      \((21 + 1400) \times 10:2 = 7105\,\,(c{m^2})\)

b) Diện tích hình thang đó là: 

            \((7,2 + 4,8) \times 5:2 = 30\,\,({m^2})\)

                               Đáp số: a) \(7105c{m^2}\) ;

                                             b) \(30{m^2}\).


Bài 2

Tính diện tích mảnh bìa hình thang có kích thước như hình vẽ :

Phương pháp giải:

Hình thang đã cho là hình thang có chiều cao là \(12cm\),  độ dài hai đáy là \(18cm\) và \(25cm\). Để tính diện tích ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho \(2\).

Lời giải chi tiết:

Diện tích hình thang đó là :

           \((18 + 25) \times 12:2 = 258\,\,(c{m^2})\)

                                 Đáp số:  \(258c{m^2}.\)


Bài 3

Đánh dấu (×) vào ô trống dưới hình thang có diện tích nhỏ hơn 100m2.

Phương pháp giải:

- Xác định độ dài hai đáy và chiều cao của hình thang rồi tính diện tích hai hình thang.

- Để tính diện tích ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho \(2\).

Lời giải chi tiết:

Hình thang a có chiều cao là \(9m\), độ dài hai đáy là \(10m\) và \(15m\).

Hình thang b có chiều cao là \(10m\), độ dài hai đáy là \(7m\) và \(12m\).

Diện tích hình thang a là:

          \((10 + 15) \times 9:2 = \,\,112,5\,\,({m^2})\)

Diện tích hình thang b là:

          \((7 + 12) \times 10:2 = 95\,\,({m^2})\)

Ta có: \(112,5c{m^2} > 100c{m^2}\) ;  \(95c{m^2} < 100c{m^2}\).

Vậy hình thang b có diện tích nhỏ hơn \(100c{m^2}\).


Bài 4

Trên một thửa ruộng hình thang với các kích thước được mô tả như hình vẽ dưới đây, người ta trồng rau cải bắp hết \(30\%\) diện tích. Tính số ki-lô-gam cải bắp thu hoạch được, biết mỗi mét vuông thu hoạch được \(10kg\) bắp cải.


Phương pháp giải:

- Quan sát hình vẽ để tìm chiều dài, chiều rộng và chiều cao của thửa ruộng hình thang.

- Tính diện tích thửa ruộng ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho \(2\).

- Tính diện tích trồng bắp cải ta lấy diện tích thửa ruộng chia cho \(100\) rồi nhân với \(30\).

- Tính số ki-lô-gam rau thu được ta lấy số ki-lô-gam rau thu được ở 1 mét vuông nhân với diện tích trồng bắp cải.

Lời giải chi tiết:

Diện tích của thửa ruộng đó là:

            \((40 + 60) \times 30 :2 = 1500\) \((m^2)\)

Diện tích trồng rau bắp cải là :

             \(1500 : 100 \times 30 = 450\;(m^2)\)

Số ki-lô-gam cải bắp thu hoạch được là :

              \(10 \times 450 = 4500\;(kg)\)

                                 Đáp số: \(4500kg\).

Bài giải tiếp theo
Giải câu 5, 6, 7, 8, vui học trang 6, 7, 8

Video liên quan