Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 35, 36

Giải Cùng em học Toán lớp 5 tập 2 tuần 26 câu 1, 2, 3, 4 trang 35, 36 với lời giải chi tiết. Câu 3. Một người thợ sơn 3 cái bàn như nhau hết 3 giờ 45 phút. Hỏi người đó sơn 7 cái bàn như thế hết bao nhiêu thời gian ?


Bài 1

Đặt tính rồi tính

b) (4 giờ 25 phút  + 2 giờ 17 phút) × 4

Phương pháp giải:

* Nhân số đo thời gian với một số:

- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép nhân các số tự nhiên.

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn.

* Tính giá trị biểu thức :

- Thực hiện tính giá trị biểu thức như đối với các số tự nhiên, biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau; biểu thức có phép cộng, phép trừ, phép nhân và phép nhân thì ta thực hiện phép nhân, phép chia trước, thực hiện phép cộng, phép trừ sau.

- Sau mỗi kết quả ta phải ghi số đo tương ứng.

- Trong khi thực hiện tính giá trị biểu thức, nếu số phút lớn hơn hoặc bằng \(60\) thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn của phút là giờ.

Lời giải chi tiết:

a)

Vậy 4 ngày 8 giờ × 5 = 21 ngày 16 giờ. 

Vậy 5 giờ 23 phút × 4 = 21 giờ 32 phút.

b) (4 giờ 25 phút + 2 giờ 17 phút) × 4

    = 6 giờ 42 phút × 4

    = 24 giờ 168 phút

    = 26 giờ 48 phút (vì 168 phút = 2 giờ 48 phút)


Bài 2

Tính:

b) (8 giờ - 2 giờ 35 phút) : 5

Phương pháp giải:

* Chia số đo thời gian cho một số:

- Ta đặt tính như đối với phép chia các số tự nhiên.

- Chia từng số đo ở số bị chia cho số chia (theo thứ tự từ trái sang phải).

- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.

*) Thực hiện tính giá trị biểu thức :

- Thực hiện tính giá trị biểu thức như đối với các số tự nhiên, biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau; biểu thức có phép cộng, phép trừ, phép nhân và phép nhân thì ta thực hiện phép nhân, phép chia trước, thực hiện phép cộng, phép trừ sau.

- Sau mỗi kết quả ta phải ghi số đo tương ứng.

- Trong khi thực hiện tính giá trị biểu thức, nếu số phút lớn hơn hoặc bằng \(60\) thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn của phút là giờ.

Lời giải chi tiết:

a)

Vậy 32 giờ 40 phút : 8 = 4 giờ 5 phút.

Vậy 42 phút 35 giây : 7 = 6 phút 5 giây.

b) (8 giờ - 2 giờ 35 phút) : 5

    = 5 giờ 25 phút : 5

    = 1 giờ 5 phút


Bài 3

Một người thợ sơn 3 cái bàn như nhau hết 3 giờ 45 phút. Hỏi người đó sơn 7 cái bàn như thế hết bao nhiêu thời gian ?

Phương pháp giải:

Xác định dạng toán về quan hệ tỉ lệ. Ta sẽ giải bằng cách rút về đơn vị:

Tính thời gian sơn 1 cái bàn ta lấy thời gian sơn 3 cái bàn chia cho 3.

- Tính thời gian sơn 7 cái bàn ta lấy thời gian sơn 1 cái bàn nhân với 7.

Lời giải chi tiết:

Sơn 1 cái bàn hết số thời gian là:

3 giờ 45 phút : 3 = 1 giờ 15 phút

Sơn 7 cái bàn hết số thời gian là:

1 giờ 15 phút × 7 = 7 giờ 105 phút

7 giờ 105 phút = 8 giờ 45 phút

                     Đáp số: 8 giờ 45 phút.


Bài 4

Viết vào chỗ chấm cho thích hợp:

Mặt Trăng quay 12 vòng xung quanh Trái Đất trong 327 ngày và 12 giờ.

Mặt Trăng quay một vòng xung quanh Trái Đất hết thời gian là: ……..

Phương pháp giải:

Tính thời gian Mặt Trăng quay một vòng xung quanh Trái Đất ta lấy thời gian Mặt Trăng quay 12 vòng xung quanh Trái Đất chia cho 12.

Lời giải chi tiết:

Mặt Trăng quay một vòng xung quanh Trái Đất hết số thời gian là:

       327 ngày 12 giờ : 12 = 27 ngày 7 giờ

                              Đáp số: 27 ngày 7 giờ.

 

Bài giải tiếp theo
Giải câu 5, 6, 7, 8, vui học trang 36, 37
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 38
Giải câu 5, 6, 7, 8, vui học trang 39, 40

Video liên quan