Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 21

Giải Cùng em học Toán lớp 4 tập 2 tuần 24 câu 1, 2, 3, 4 trang 21 với lời giải chi tiết. Câu 1. Tính : a) 3 + 3/4 ; 2/5 + 4 ; ...


Bài 1

Tính:

\(3+\dfrac{3}{4} =  \ldots \)                                  \(\dfrac{{2}}{5} +4 =  \ldots \)

\(5+\dfrac{6}{14} =  \ldots \)                                 \(\dfrac{{9}}{15} +2 =  \ldots \)

Phương pháp giải:

Viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là \(1\) rồi thực hiện phép cộng hai phân số khác mẫu số như thông thường.

Lời giải chi tiết:

\(3+\dfrac{3}{4} =  \dfrac{3}{1} +  \dfrac{3}{4} = \dfrac{12}{4} + \dfrac{3}{4} \)\(= \dfrac{15}{4}\)

\(\dfrac{{2}}{5} +4 =\dfrac{2}{5} +  \dfrac{4}{1} = \dfrac{2}{5} + \dfrac{20}{5} \)\(= \dfrac{22}{5}\)

\(5+\dfrac{6}{14} =5+\dfrac{3}{7}=  \dfrac{5}{1} +  \dfrac{3}{7} \)\(= \dfrac{35}{7} + \dfrac{3}{7}  =\dfrac{38}{7}\)

\(\dfrac{{9}}{15} +2 =  \dfrac{3}{5} +2 = \dfrac{3}{5} +  \dfrac{2}{1} \)\(= \dfrac{3}{5} + \dfrac{10}{5} = \dfrac{13}{5}\)


Bài 2

Tính:

\(\dfrac{5}{9} - \dfrac{3}{9} =  \ldots \)                      \(\dfrac{11}{7} - \dfrac{8}{7} =  \ldots \)                   \(\dfrac{15}{18} - \dfrac{11}{18} =  \ldots \)

Phương pháp giải:

Muốn trừ hai phân số cùng mẫu số, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.

Lời giải chi tiết:

\(\dfrac{5}{9} - \dfrac{3}{9}=  \dfrac{5-3}{9} =  \dfrac{2}{9} \)

\(\dfrac{11}{7} - \dfrac{8}{7}=  \dfrac{11-8}{7} =  \dfrac{3}{7} \)

\(\dfrac{15}{18} - \dfrac{11}{18} =  \dfrac{15-11}{18} =  \dfrac{4}{18} = \dfrac{2}{9} \)


Bài 3

Tính:

\(\dfrac{7}{5} - \dfrac{3}{7} =  \ldots \)                                       \(\dfrac{{5}}{{4}} - \dfrac{1}{6} =  \ldots \)

\(\dfrac{7}{8} - \dfrac{1}{4} =  \ldots \)                                       \(\dfrac{12}{14} - \dfrac{3}{7} =  \ldots \)

Phương pháp giải:

Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ hai phân số đó.

Lời giải chi tiết:

\(\dfrac{7}{5} - \dfrac{3}{7} =  \dfrac{49}{35} -  \dfrac{15}{35} = \dfrac{34}{35}\)

\(\dfrac{{5}}{{4}} - \dfrac{1}{6}=  \dfrac{15}{12} -  \dfrac{2}{12} = \dfrac{13}{12}\)

\(\dfrac{7}{8} - \dfrac{1}{4}=  \dfrac{7}{8} -  \dfrac{2}{8} = \dfrac{5}{8}\)

\(\dfrac{12}{14} - \dfrac{3}{7}=  \dfrac{6}{7} -  \dfrac{3}{7} = \dfrac{3}{7}\) 


Bài 4

Tìm \(x\)

\(\dfrac{1}{3} + x = \dfrac{3}{5}\)

\(x - \dfrac{5}{2} = \dfrac{7}{8}\)

\(\dfrac{7}{3} - x = \dfrac{2}{7}\)

Phương pháp giải:

Xác định vị trí của \(x\) rồi áp dụng các quy tắc đã học như:

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}\dfrac{1}{3} + x = \dfrac{3}{5}\\\,x = \dfrac{3}{5} - \dfrac{1}{3}\\\,x = \dfrac{4}{{15}}\end{array}\) 

\(\begin{array}{l}x - \dfrac{5}{2} = \dfrac{7}{8}\\x = \dfrac{7}{8} + \dfrac{5}{2}\\x = \dfrac{{27}}{{8}}\end{array}\)

\(\begin{array}{l}\dfrac{7}{3} - x = \dfrac{2}{7}\\\,x = \dfrac{7}{3} - \dfrac{2}{7}\\\,x = \dfrac{{43}}{{21}}\end{array}\)

Bài giải tiếp theo
Giải câu 5, 6, 7, 8, vui học trang 22, 23

Video liên quan