Giải Cùng em học Toán lớp 4 tập 1 - trang 68, 69, 70 - Tuần 18
Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 68, 69, 70 - Kiểm tra học kì I - Tuần 18 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Toán lớp 4 tập 1
Bài 1
Tính
7000 + 2000 + 1000 = …
49000 : 7 = ……
8000 x 3 =……
9000 – 7000 – 2000 = ……
Phương pháp giải:
- Tính nhẩm, ví dụ 2000 + 3000
Ta viết 2000 = 2 nghìn; 3000 = 3 nghìn;
2 nghìn + 3 nghìn = 5 nghìn nên ta có: 2000 + 3000 = 5000
- Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.
Giải chi tiết:
7000 + 2000 + 1000 = 10 000
49000 : 7 = 7000
8000 × 3 = 24000
9000 – 7000 – 2000 = 0
Bài 2
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) Lớp nghìn của số 504697 gồm các chữ số:….;..….;….
b) Lớp đơn vị của số 352007 gồm các chữ số: ….;..….;….
Phương pháp giải:
- Lớp đơn vị gồm hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
- Lớp nghìn gồm hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
Giải chi tiết:
a/ Lớp nghìn của số 504 698 gồm các chữ số:
4 |
; |
0 |
; |
5 |
b/ Lớp đơn vị của số 352 007 gồm các chữ số:
7 |
; |
0 |
; |
0 |
Bài 3
Viết các số 65841; 65814; 64841; 66814 theo thứ tự từ bé đến lớn:
Phương pháp giải:
Trong hai số tự nhiên:
- Số nào có nhiều chữ số hơn thì số kia lớn hơn. Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
- Nếu hai số có chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
Giải chi tiết:
Ta có: 64 841 < 65 814 < 65 841 < 66 814
Bài 4
Đặt tính rồi tính:
4682 + 5317
315 x 4
Phương pháp giải:
Đặt tính rồi tính sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng hàng với nhau
Giải chi tiết:
Bài 5
Viết tiếp vào chỗ chấm để được câu trả lời đúng:
Năm 2010 đã diễn ra đại lễ kỉ niệm trong 1000 năm kể từ khi kinh đô Thăng Long – Hà Nội chính thức là thủ đô của nước Việt Na. Như vậy thủ đô của nước Việt Nam được thành lập vào năm nào và năm đó thuộc thế kỉ nào ?
Trả lời:
Thủ đô của nước Việt Nam được thành lập vào năm……và năm đó thuộc thế kỉ ……
Phương pháp giải:
* Tính năm thành lập của thủ đô nước Việt Nam ta thực hiện phép tính 2010 – 1000.
* Áp dụng cách xác định các thế kỉ:
- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I).
- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II).
- Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba (thế kỉ III).
…
- Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).
- Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).
Giải chi tiết:
Năm thành lập thủ đô nước Việt Nam là:
2010 – 1000 = 1010
Mà từ năm 1001 đến năm 1100 là thế kỉ thứ mười một (thế kỉ XI).
Vậy thủ đô nước Việt Nam được thành lập năm 1010, thuộc thế kỉ XI.
Bài 6
Viết tiếp vào chỗ chấm để được câu trả lời đúng:
Mỗi quý trong năm, một đội công nhân sản xuất được số sản phẩm lần lượt là 1248 sản phẩm, 1344 sản phẩm, 1296 sản phẩm, 1224 sản phẩm. Hỏi trong năm đó, trung bình mỗi quý đội công nhân sản xuất được bao nhiêu sản phẩm ?
Trả lời:
Trung bình mỗi quý đội công nhân sản xuất được ….. sản phẩm ?
Phương pháp giải:
Để tính trung bình số sản phẩm mỗi quý sản xuất được ta lấy tổng số sản phẩm sản xuất được trong 4 quý chia cho 4.
Giải chi tiết:
Trong năm đó, trung bình mỗi quý sản xuất được số sản phẩm là:
(1248 + 1344 + 1296 +1224) : 4 = 1278 (sản phẩm)
Đáp số: 1278 sản phẩm.
Bài 7
Khoanh tròn vào chữ đặt trước kết quả đúng:
Huyền, Mai, Trang cùng gấp hoa bằng giấy. Huyền và Mai đều gấp được 12 bông hoa, còn Trang gấp được 10 bông hoa. Phép tính để tính số bông hoa của cả ba bạn là phép tính nào ?
A. 12 x 2 + 10 B. 12 + 10 x 2
C. 12 + 10 D. 12 x 10
Phương pháp giải:
Muốn tính số bông hoa của cả ba bạn ta lấy số bông hoa của Huyền cộng với số bông hoa của Mai rồi cộng với số bông hoa của Trang.
Vì Huyền và Mai đều gấp được 12 bông hoa nên ta chỉ cần lấy số bông hoa Mai gấp được nhân với 2 rồi cộng với số bông hoa Trang gấp được.
Giải chi tiết:
Phép tính để tính số bông hoa của cả ba bạn là:
12 × 2 + 10
Chọn A.
Bài 8
Khoanh tròn vào chữ đặt trước kết quả đúng:
Trong hình vẽ bên có tất cả bao nhiêu góc nhọn?
A. 6 góc nhọn
B. 7 góc nhọn
C. 8 góc nhọn
D. 9 góc nhọn
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ để tìm số góc nhọn có trong hình vẽ.
Giải chi tiết:
Trong hình đã cho có 9 góc nhọn, đó là
+ Góc nhọn 1
+ Góc nhọn 2
+ Góc nhọn 3
+ Góc nhọn 4
+ Góc nhọn 5
+ Góc nhọn 6
+ Góc nhọn tạo bởi góc 4 và góc 5
+ Góc nhọn tạo bởi góc 5 và góc 6
+ Góc nhọn tạo bởi góc 4, góc 5 và góc 6.
Bài 9
Giải bài toán:
Cuộn dây màu đỏ dài hơn cuộn dây màu xanh 35 mét. Cắt cuộn dây màu đỏ đi 5 mét thì tổng độ dài 2 cuộn dây là 100 mét. Hỏi mỗi cuộn dây đó dài bao nhiêu mét ?
Phương pháp giải:
- Tìm tổng độ dài của 2 cuộn dây ta lấy độ dài 2 cuộn dây sau khi cắt đi 5m vải đỏ cộng với 5m.
- Khi đó ta có bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Ta tìm hai số theo công thức:
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 ; Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2
Giải chi tiết:
Tổng độ dài ban đầu của hai sợi dây đó là:
100 + 5 = 105 (m)
Ta có sơ đồ:
Cuộn dây màu đỏ dài số mét là:
(105 + 35) : 2 = 70 (m)
Cuộn dây màu xanh dài số mét là:
105 – 70 = 35 (m)
Đáp số: Cuộn vải màu đỏ: 70m;
Cuộn vải màu xanh: 35m.
Bài 10
Giải bài toán:
Bốn bạn góp tiền mua quà sinh nhật cho một bạn cùng lớp, số tiền góp của mỗi bạn là bằng hau. Các bạn đưa cô bán háng 50000 đồng và nhận số tiền trả lại là 2000 đồng. Hỏi để mua quà sinh nhật đó mỗi bạn phải góp bao nhiêu tiền ?
Phương pháp giải:
- Tính số tiền ba bạn mua quà sinh nhật ta lấy số tiền đưa cho cô bán hàng trừ đi số tiền mà cô trả lại.
- Tính số tiền mỗi bạn phải góp ta lấy số tiền đã mua quà chia cho 3.
Giải chi tiết:
Ba ban mua quà sinh nhật hết số tiền là:
50 000 – 2000 = 48 000 (đồng)
Để mua quà sinh nhật đó mỗi bạn phải góp số tiền là:
48 000 : 3 = 16 000 (đồng)
Đáp số: 16 000 đồng.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải Cùng em học Toán lớp 4 tập 1 - trang 68, 69, 70 - Tuần 18 timdapan.com"