Giải câu 1, 2, 3 trang 46, 47

Giải Cùng em học Tiếng Việt 4 tập 2 tuần 31 câu 1, 2, 3 trang 46, 47 với lời giải chi tiết. Câu 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:


Câu 1

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Quê ngoại

Nắng chiều ở quê ngoại

Óng ả vàng ngọn chanh

Lích chích trên cành khế

Tiếng chim trong lá xanh.

 

Những ngày ở quê ngoại

Tắm mát trên dòng dông

Rất nhiều hoa cỏ lạ

Thoang thoảng hương trên đồng.

 

Em đi trên bờ lúa

Lấp lánh những giọt sương

Một ngày thật êm ả

Hiền như cỏ ven đường.

 

Rồi mai về thành phố

Bao nhiêu là khói xe

Miên man em cứ nhớ

Quê ngoại với nắng hè.

(Theo Phạm Thanh Chương)

a/ Bạn nhỏ trong bài thơ về quê ngoại trong mùa nào?

b/ Bài thơ nhắc đến những loài cây nào ở quê ngoại?

c/ Bài thơ còn nhắc đến những sự vật nào khác ở quê ngoại?

d/ Bạn nhỏ cảm nhận vẻ đẹp của quê ngoại nhờ những giác quan nào?

e/ Em hiểu hai câu thơ: “Nắng chiều ở quê ngoại. Óng ả vàng ngọn chanh.” như thế nào?

Phương pháp giải:

a) Con đọc kĩ bài thơ, đặc biệt là khổ thơ  cuối cùng.

b) Con đọc kĩ bài thơ, đặc biệt là khổ 1 và 3.

c) Con đọc lại toàn bộ bài thơ.

d) Con đọc kĩ các câu và cho biết bạn nhỏ phải sử dụng giác quan nào để cảm nhận được những  sự vật đó.

e) Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

a) Bạn nhỏ trong bài thơ về quê vào mùa hè.

b) Bài thơ nhắc đến những loài cây ở quê ngoại đó là: cây chanh, cây khế, cây lúa.

c) Những sự vật khác ở quê ngoại được nhắc đến đó là:

Nắng chiều, chim chóc, dòng sông, hoa cỏ lạ, đồng lúa, giọt sương, cỏ ven đường.

d) Thị giác (bằng mắt): màu vàng óng ả, màu xanh,

Thính giác (bằng tai): tiếng chim kêu trong cành lá xanh

Khứu giác (bằng mũi): thoang thoảng mùi thơm của cỏ lạ

Xúc giác (bằng tay, qua da): cảm nhận được sự mát mẻ từ dòng nước trên sông qua da.

e) Nắng chiều óng ả chiếu xuống ngọn cây chan khiến cho ngọn cây chanh như được nhuộm một màu vàng óng ả.


Câu 2

Ghép trạng ngữ ở cột A với chủ ngữ, vị ngữ thích hợp ở cột B để tạo thành câu.


Phương pháp giải:

Con đọc kĩ để ghép nối sao cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:


Câu 3

Gạch dưới những từ chỉ nơi chốn, địa điểm trong mỗi câu sau:

a/ Mặc dù sức khỏe yếu nhưng tôi vẫn xuống đồng cấy lúa cho kịp vụ xuân.

b/ Tại sân trường tôi, ngày hội trại đang diễn ra long trọng.

c/ Trong sân trường tôi, khu vực nào cũng thấy trẻ nô đùa vui vẻ.

d/ Sau khu lớp học, sân tập luyện của đội bóng nhí của trường tôi được xây dựng khang trang.

Phương pháp giải:

Con đọc thật kĩ các câu.

Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

Lời giải chi tiết:

a/ Không có trạng ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm

b/ Tại sân trường tôi, ngày hội trại đang diễn ra long trọng.

c/ Trong sân trường tôi, khu vực nào cũng thấy trẻ nô đùa vui vẻ.

d/ Sau khu lớp học, sân tập luyện của đội bóng nhí của trường tôi được xây dựng khang trang.