Giải bài Chữ người tử tù trang 24 sách bài tập văn 11 - Cánh diều
Truyện Chữ người tử tù sử dụng ngôi kể và điểm nhìn nào? Xác định tình huống truyện. Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyên?
Câu 1
Câu 1 (trang 24 -25, SBT Ngữ Văn 11, tập một):
Truyện Chữ người tử tù sử dụng ngôi kể và điểm nhìn nào?
Phương pháp giải:
Đọc phần Kiến thức Ngữ Văn trong SGK (trang 64-65) kết hợp cùng hiểu biết của bản thân để xác định ngôi kể và điểm nhìn trong truyện Chữ người tử tù
Lời giải chi tiết:
Trong truyện Chữ người tử tù, người kể chuyện là người giấu mặt, nội dung kể xuyên suốt truyện và có thể bao quát được mọi sự việc, hành động của cốt truyện. Như vậy điểm nhìn và ngôi kể được sử dụng trong truyện là ngôi kể thứ 3, kết hợp điểm nhìn của người kể chuyện và của các nhân vật.
→ Đáp án đúng: D. Ngôi thứ ba, kết hợp điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của các nhân vật.
Câu 2
Câu 2 (trang 25, SBT Ngữ Văn 11, tập một):
Xác định tình huống truyện. Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyên?
Phương pháp giải:
Đọc tác phẩm và nêu được tình huống truyện của tác phẩm. Từ đó nhận xét, rút ra được cái hay của tình huống đối với việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Tình huống truyện ở đây là cuộc gặp gỡ và mối quan hệ đặc biệt éo le giữa những tâm hồn tri kỉ - cũng là những nhân vật chính trong truyện: Huấn Cao và quản ngục (cùng với thây thơ lại). Nhà văn đã đặt họ vào một tình thế đối địch: một người là tử tù, một người là quản ngục.
Tình huống này đã làm nổi bật tính cách của Huấn Cao, viên quản ngục và tạo nên kịch tính cho tác phẩm:
- Về tính cách: Huấn Cao tỏ thái độ hiên ngang, bất khuất, thậm chí “khinh bạc” khi tưởng viên quản ngục chỉ là một tên cai ngục thông thường với những nét tính cách tàn bạo, độc ác, ỷ thế, cậy quyền,... Nhưng khi biết quản ngục có “tắm lòng biệt nhỡn liên tài”, “có những sở thích cao quý”,... thì Huấn Cao thay đổi hẳn thái độ. Cũng nhờ tình huống này mà viên quản ngục mới thể hiện rõ tính cách của mình là một người biết trọng cái tài, cái đẹp, cái “thiên lương”, bất chấp luật pháp và trách nhiệm của quản ngục, hết lòng biệt đãi Huấn Cao; là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”, “cái thuần khiết” “giữa một đống cặn bã”.
- Về kịch tính: Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội, là những người hoàn toàn đối lập nhau: Một người là “đại nghịch”, cầm đầu cuộc nổi loạn, bị bắt giam, chịu án chém và đang chờ ngày ra pháp trường; một người là quản ngục, đại diện cho trật tự xã hội đương thời. Những tưởng quản ngục sẽ giờ “những trò tiểu nhân thị oai” với Huấn Cao nhưng ngược lại, vì say mê cái tài, cái đẹp và nhân cách của Huấn Cao mà quản ngục lại chân thành, cung kính biệt đãi kẻ tử tù. Mặc cho Huấn Cao tỏ thái độ khinh bạc, hằng ngày quản ngục vẫn sai người dâng Huấn Cao rượu thịt và thức nhắm, nói năng với người tù rất mực cung kính. Quản ngục đã bất chấp luật pháp, làm đảo lộn trật tự nhà tù, biến một kẻ tử tù thành một thần tượng để tôn thờ. Còn Huấn Cao, từ chỗ “khinh bạc” quản ngục, “đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quan ngục bị sỉ nhục”, “bực mình thêm” đến chỗ “cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài”, cho quản ngục chữ và khuyên “thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở”, “giữ thiên lương cho lành vững”,... Những điều này tạo nên sự căng thẳng cho diễn biến của câu chuyện, tạo cho truyện kết thúc bất ngờ. Những mâu thuẫn, xung đột giữa hai nhân vật được “hoá giải” nhờ tâm hồn nghệ sĩ, sự trân trọng cái tài, cái đẹp và “thiên lương” trong sáng.
Câu 3
Câu 3 (trang 25, SBT Ngữ Văn 11, tập một):
Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao.
Phương pháp giải:
Từ việc đọc và tìm hiểu, phân tích các nhân vật trong truyện cũng như tình huống và nội dung truyện; đưa ra những cảm nhận của cá nhân về nhân vật Huấn Cao. Kết hợp với việc đưa các dẫn chứng ở trong tác phẩm để làm rõ những đặc điểm nổi bật ở nhân vật Huấn Cao.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm sau của nhân vật Huấn Cao:
- Là một người tài hoa, nghệ sĩ (có tài viết chữ đẹp).
- Là một người có khí phách hiên ngang (là một trang anh hùng, dũng liệt).
- Là một nhân cách trong sáng, cao cả / có “thiên lương” trong sáng (bản tính tốt lành).
Câu 4
Câu 4 (trang 25, SBT Ngữ Văn 11, tập một):
Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm văn học lãng mạn. Hãy chỉ ra các biểu hiện và phân tích tác dụng của biện pháp đó trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
Phương pháp giải:
Cần chú ý khai thác nội dung và vẻ đẹp nghệ thuật trong bài để tìm ra được biện pháp nghệ thuật đối lập trong truyện ngắn Chữ người tử tù; đồng thời nêu được các biểu hiện và tác dụng của biện pháp ấy trong việc thể hiện nội dung
Lời giải chi tiết:
Đối lập được sử dụng ở nhiều phương diện trong truyện
- Về nhân vật, Huấn Cao và viên quản ngục là hai người đối lập nhau trên bình diện xã hội.
- Về chi tiết, cảnh cho chữ được tác giả xây dựng bằng thủ pháp đối lập:
+ Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật nhưng lại diễn ra trong một căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hội hám của nhà tù (tưởng đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián). Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hội hám, nhơ bẩn; “thiên lương” cao cả lại toả sáng ở chính nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị.
+ Người nghệ sĩ tài hoa say mê tộ từng nét chữ chứ không phải là người được tự do mà là một kẻ tử tù đang trong cảnh cổ đeo gông, chân vướng xiềng và chỉ sớm tinh mơ ngày mai đã bị giải vào kinh chịu án tử hình. Hình ảnh uy nghi của Huấn Cao đối lập với hình ảnh xo ro của thầy thơ lại “run run bưng chậu mực” và hình ảnh viên quản ngục “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ”.
+ Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn: Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan; còn ngục quan thì khúm núm, vái lạy tù nhân.
→ Như vậy, giữa chốn tù ngục tàn bạo, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chủ mà người tử tù làm chủ. Qua cảnh tượng này, chủ đề của tác phẩm được thể hiện sâu sắc.
Câu 5
Câu 5 (trang 25, SBT Ngữ Văn 11, tập một):
Ý nào dưới đây không phải là triết lí nhân sinh của truyện Chữ người tử tù.
Phương pháp giải:
Thông qua những phân tích nội dung đã được tìm hiểu đồng thời kết hợp cùng việc làm bài tập trên, rút ra được triết lí nhân sinh của truyện Chữ người tử tù mà tác giả muốn truyền tải để chọn được đáp án đúng nhất.
Lời giải chi tiết:
Đáp án B, C, D thoạt đầu đọc có thể nhận ra được là những triết lí, những câu nói của các nhân vật mà tác giả khéo léo mượn để truyền tải tới người đọc.
Đáp án A nội dung nói đến là lời thoại của nhân vật trong truyện, nhằm hướng đến việc giới thiệu thêm về nhân vật Huấn Cao.
→ Đáp án cần chọn: A. “Thầy có nghe thấy người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khoá và vượt ngục nữa không?”
Câu 6
Câu 6 (trang 25-26-27-28-29-30-31-32, SBT Ngữ Văn 11, tập một):
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
a) Xác định đề tài và chủ đề chính của văn bản.
b) Văn bản trên kể câu chuyện gì? Xác định ngôi kể và điểm nhìn của văn bản.
c) Nhân vật chính trong câu chuyện này là ai? Nhân vật đó có đặc điểm gì?
d) Chi tiết nào trong văn bản để lại cho em ấn tượng sâu sắc? Lí giải cụ thể.
e) Giải thích ý nghĩa nhan đề “Hương cuội” của văn bản. Qua văn bản, nhà văn thể hiện tình cảm, tư tưởng nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích đề bài đã cho,xác định yêu cầu chính và từ khóa quan trọng trong các câu hỏi mà đề bài đưa ra từ đó tìm kiếm thông tin, câu trả lời trong đoạn trích để hoàn thành yêu cầu đề bài đưa ra.
Lời giải chi tiết:
a. Đề tài: viết về những giá trị / nét đẹp trong nếp sống và sinh hoạt của con người thời xưa (ở đây là thú chơi hoa lan và uống rượu với kẹo mạch nha bọc đá cuội khi Tết đến). Chủ đề chính: Ca ngợi thú chơi thanh cao, tao nhã của những người như cụ Kép và trân trọng những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc thời xưa
b. Văn bản trên kể câu chuyện về gia đình cụ Kép chuẩn bị đón Tết, nhất là việc cụ chăm hoa lan và chuẩn bị làm kẹo mạch nha bọc đá cuội để đãi bạn bè,
Ngôi kể: ngôi thứ bại điểm nhìn của văn bản: kết hợp giữa điểm nhìn của tác giả và của nhân vật (chủ yếu là của cụ Kép).
c. Nhân vật chính trong câu chuyện này là cụ Kép. Một số đặc điểm của nhân vật: là một “nhà nho sống vào giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng”, “là một kẻ chọn nhầm thế kỉ với hai bàn tay không có lợi khí mới” “riêng lo cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình cũng chưa xong”; có thủ vai mông nướu, ngâm thơ, thường hoa, lấy cai chỉ tình ra mà đối đãi với giống hoa có . nhưng thủ vai thanh cao, tạo nhà, giá gìn nền nếp gia phong.
d. HS lựa chọn một hoặc một số chi tiết mà mình ấn tượng sâu sắc và có lí giải cụ thể. Cần chỉ ra xem chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc thể hiện đặc điểm của nhân vật chính và tư tưởng của nhà văn.
e. Nhan đề “Hương cuội"; hương thơm của kẹo mạch nha bọc đá cuội; hương vị của thủ chơi thanh cao, tạo nhà. Qua văn bản, nhà văn thể hiện sự ca ngợi nét văn hoả tạo nhà, lịch sự trong sinh hoạt của các nhà nhỏ xưa nói riêng, ca ngợi những nét đẹp của văn hoá cổ truyền dân tộc nói chung; giản tiếp thể hiện lòng yêu nước kín đáo của tác giả.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải bài Chữ người tử tù trang 24 sách bài tập văn 11 - Cánh diều timdapan.com"