Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 65 vở thực hành Toán 8

Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:


Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau:

Câu 1 trang 65

Chọn phương án đúng.

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

A. Không có tứ giác nào mà không có góc tù.

B. Nếu tứ giác có ba góc nhọn thì góc còn lại là góc tù.

C. Nếu tứ giác có hai góc tù thì hai góc còn lại phải nhọn.

D. Không có tứ giác nào có ba góc tù.

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về tứ giác.

Lời giải chi tiết:

• Khẳng định A sai vì có thể xảy ra trường hợp tứ giác mà không có góc tù.

Chẳng hạn như hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông, tức là hình chữ nhật không có góc tù.

• Khẳng định B.

Tứ giác có ba góc nhọn thì tổng số đo của ba góc bé hơn: 

Khi đó, góc còn lại sẽ lớn hơn: \(360^\circ  - 270^\circ  = 90^\circ .\)

Do đó, góc còn lại là góc tù nên khẳng định B đúng.

• Khẳng định C sai vì có thể xảy ra trường hợp tứ giác có hai góc tù, một góc vuông và một góc nhọn.

Ví dụ: Tứ giác ABCD có \(\widehat A = 100^\circ ;\widehat B = 100^\circ ;\widehat C = 90^\circ ;\widehat D = 70^\circ \).

• Khẳng định D sai vì có thể xảy ra trường hợp tứ giác có ba góc tù.

Ví dụ: Tứ giác MNPQ có  \(\widehat M = 100^\circ ;\widehat N = 110^\circ ;\widehat P = 120^\circ ;\widehat Q = 30^\circ \).

Vậy khẳng định B là đúng.

=> Chọn đáp án B.


Câu 2 trang 65

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng? Khẳng định nào sai?

a) Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình bình hành.

b) Tứ giác có hai cặp cạnh bằng nhau là hình bình hành.

c) Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.

d) Tứ giác có ba cạnh bằng nhau là hình thoi.

Phương pháp giải:

Sử dụng dấu hiệu nhận biết các hình đã học.

Lời giải chi tiết:

• Khẳng định a) sai vì tứ giác có hai đường chéo bằng nhau thì chưa chắc tứ giác đó là hình bình hành.

• Khẳng định b) sai vì tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành, còn tứ giác có hai cặp cạnh bằng nhau thì chưa khẳng định được là hình bình hành.

• Khẳng định c) đúng.

Tứ giác có ba góc vuông thì số đo của góc còn lại là: \(360^\circ  - 3.90^\circ  = 90^\circ \).

Khi đó, số đo của góc còn lại cũng là góc vuông.

Do đó, tứ giác đã cho có bốn góc vuông nên tứ giác đó là hình chữ nhật.

• Khẳng định d) sai vì tứ giác có bốn cạnh bằng nhau mới là hình thoi.

Vậy khẳng định c) đúng; các khẳng định a), b), d) sai.


Câu 3 trang 65

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng? Khẳng định nào sai?

a) Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và hai cạnh đối nào cũng bằng nhau là hình chữ nhật.

b) Tứ giác có hai cạnh đối nào cũng bằng nhau là hình bình hành.

c) Tứ giác có hai cạnh song song và hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

d) Tứ giác có hai cạnh song song và hai cạnh còn lại bằng nhau là hình bình hành.

Phương pháp giải:

Sử dụng dấu hiệu nhận biết các hình đã học.

Lời giải chi tiết:

a) Tứ giác có hai cạnh đối nào cũng bằng nhau là hình bình hành.

Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

Nên tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và hai cạnh đối nào cũng bằng nhau là hình chữ nhật.

Do đó khẳng định a) đúng.

b) Tứ giác có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau là hình bình hành.

Nên tứ giác có hai cạnh đối nào cũng bằng nhau là hình bình hành.

Do đó khẳng định b) là đúng.

c) Tứ giác có hai cạnh song song là hình thang.

Hình thang có và hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Nên tứ giác có hai cạnh song song và hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Do đó khẳng định c) đúng.

d) Tứ giác có hai cạnh song song và hai cạnh còn lại bằng nhau nhưng không song song thì không là hình bình hành.

Do đó khẳng định d) sai.

Vậy các khẳng định a), b), c) đúng; khẳng định d) sai.



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến