Câu 5 phần bài tập học theo SGK – Trang 18 Vở bài tập hoá 9

Giải câu 5 phần bài tập học theo sách giáo khoa – Trang 18 VBT hoá 9. Hãy sử dụng những chất có sẵn: Cu, Fe, CuO, KOH, C6H12O6 (glucozơ), dung dịch H2SO4 loãng, H2SO4 đặc và những dụng cụ thí nghiệm cần thiết để làm những thí nghiệm chứng minh rằng...


Đề bài

Hãy sử dụng những chất có sẵn: Cu, Fe, CuO, KOH, C6H12O6 (glucozơ), dung dịch H2SO4 loãng, H2SO4 đặc và những dụng cụ thí nghiệm cần thiết để làm những thí nghiệm chứng minh rằng:

a) Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất hóa học của axit

b) H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng

Viết phương trình hóa học cho mỗi thí nghiệm.             

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Chứng minh tính chất của H2SO4 loãng :

+ tác dụng với oxit bazo

+ tác dụng với bazo

+tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa 

b) H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng: tính oxi hóa mạnh; tính háo nước

Lời giải chi tiết

a) Những thí nghiệm chứng minh H2SO4 loãng có những tính chất của axit là :

TN1: Phản ứng của H2SO4 loãng lần lượt phản ứng với Fe

Phương trình hóa học: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (có khí thoát ra)

TN2: Phản ứng của H2SO4 loãng lần lượt phản ứng với CuO

Phương trình hóa học: CuO + H2SO4 → H2O + CuSO4 (dung dịch có màu xanh lam)

(kim loại Cu không tác dụng với dd H2SO4 loãng)

TN3: Phản ứng của H2SO4 loãng lần lượt phản ứng với KOH

Phương trình hóa học: 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

b) Những thí nghiệm chứng minh H2SO4  đặc có những tính chất hóa học riêng là:

TN1: Phản ứng của H2SO4 đặc với Cu đun nóng.

Phương trình hóa học: Cu + H2SO4 đ, nóng → CuSO4 + SO2 + H2O

 

(Đồng bị hòa tan dần, dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí mùi hắc thoát ra)

TN2: Phản ứng của H2SO4 đặc với glucozo.

Phương trình hóa học:C12H22O11 \(\overset{H_{2}SO_{4}}{\rightarrow}\) 12C + 11H2O

(Đường bị hóa thành than và đẩy lên khỏi cốc)