Giải bài tập Vịnh cây bông trang 63 vở thực hành ngữ văn 8

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ:


Câu 1

Bài tập 1 (trang 63, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ:

Dấu hiệu để nhận biết thể thơ:

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc trưng thể loại

Lời giải chi tiết:

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

Dấu hiệu để nhận biết thể thơ:

- Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ

- Bài thơ tuân thủ đúng quy định về luạt (luật bằng); thanh điệu của các tiếng thứ 2,4 và 6 trong mỗi câu xen kẽ bằng – trắc; trong một cặp câu (một liên), thanh điệu của các tiếng tương ứng ở vị trí thứ 2,4 và 6

- Giữa các câu 2 và 3, 4 và 5,6 và 7 đảm bảo về niêm (các tiếng thứ 2 trong mỗi cặp câu niêm với nhau có thanh điệu cùng loại, bằng hoặc trắc)


Câu 2

Bài tập 2 (trang 63, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Mượn hình tượng cây vông, tác giả muốn hướng tiếng cười đả kích tới:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Mượn hình tượng cây vông, tác giả muốn hướng tiếng cười đả kích tới: nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội như những kẻ bất tài, không có ý thức rèn luyện để gánh vác trọng trách


Câu 3

Bài tập 3 (trang 63, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ Vịnh cây vông:

Dấu hiệu nhận biết giọng điệu ấy trong bài thơ:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ Vịnh cây vông: châm biếm, đả kích

Dấu hiệu nhận biết giọng điệu ấy trong bài thơ: sử dụng lối ẩn dụ, mượn hình ảnh cây vông để châm biếm, đả kích bộ máy quan lại.


Câu 4

Bài tập 4 (trang 64, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Viết một đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) với câu mở đầu: Bài thơ “Vịnh cây bông” đã thể hiện ngòi bút trào phúng xuất sắc của Nguyễn Công Trứ

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn dựa vào câu chủ đề đã cho

Lời giải chi tiết:

Bài thơ “Vịnh cây bông” đã thể hiện ngòi bút trào phúng xuất sắc của Nguyễn Công Trứ. Tương truyền bài này làm để nhạo quan Lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng (1820 -1840), trong bữa tiệc họ Hà mừng con thi đậu. Mượn hình ảnh cây vông để châm biếm, đả kích bộ máy quan lại. Nguyễn Công Trứ vịnh cây vông, nhưng cả tám câu thơ đều nhằm vào công kích ông Quyền. Hai câu luận 5 và 6 chỉ rõ Hà Tôn Quyền không phải là lương đống quốc gia mà chỉ là hạng người nương tựa uy thế nhà vua mà thôi. Nhưng đặc biệt nặng đòn và hợp cảnh là hai câu kết “Đã biết nòi nào thời giống nấy / Khen cho rứa cũng trổ ra bông”. Hắn là tiêu biểu cho bộ máy quan lại bất tài, vô dụng.