Giải bài tập tiếng Việt trang 43 sách bài tập văn 11 - Cánh diều

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong một đoạn kịch Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (từ “Hồn Trương Ba: Ta…ta…đã bảo mày im đi! đến “Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời!” ở các trang 104 - 105)


Câu 1

Câu 1 (trang 43, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

    Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong một đoạn kịch Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (từ “Hồn Trương Ba: Ta…ta…đã bảo mày im đi! đến “Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời!” ở các trang 104 - 105)

Phương pháp giải:

Phải phân tích được những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong một đoạn kịch Hồng Trương Ba, da hàng thịt theo các khía cạnh đã được lưu ý trong phần Kiến thứ ngữ văn trong Bài 3 và vận dụng vào phân tích đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích thể hiện qua các khía cạnh sau:

- Sử dụng nhiều ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ (bịt tai lại, lắc đầu…)

- Ngôn ngữ đối thoại, có người nói, người nghe.

- Sử dụng nhiều từ ngữ dễ hiểu, biểu cảm.

- Sử dụng nhiều câu rút gọn (Không!; Nực cười thật!; Chiều chuộng?; Chứ sao?; Trời!)


Câu 2

Câu 2 (trang 43, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

   Nhận xét về những đặc điểm của ngôn ngữ viết trong các đoạn văn sau:

Phương pháp giải:

Phải phân tích được những đặc điểm của ngôn ngữ viết được ghi lại trong các đoạn trích. Phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ viết trên các khía cạnh khác nhau và vận dụng vào phân tích đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

a. Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích thể hiện qua các khía cạnh sau:

- Sử dụng phương tiện ngôn ngữ viết (chữ viết)

- Ngôn ngữ độc thoại chỉ có người nói/ người viết; người nghe/ đọc vắng mặt trên văn bản.

- Không sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ (các yếu tố kèm ngôn ngữ)

- Không sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt, câu cảm thán.

- Sử dụng nhiều từ ngữ trau chuốt, giàu hình tượng mang phong cách ngôn ngữ khoa học văn chương.

b. Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích thể hiện qua các khía cạnh sau:

- Sử dụng phương tiện ngôn ngữ viết (chữ viết)

- Ngôn ngữ độc thoại chỉ có người nói/ người viết; người nghe/ đọc vắng mặt trên văn bản.

- Không sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ (các yếu tố kèm ngôn ngữ)

- Không sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt, câu cảm thán.

- Sử dụng nhiều từ ngữ trau chuốt, giàu hình tượng mang phong cách ngôn ngữ khoa học văn chương.


Câu 3

Câu 3 (trang 44, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

    Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ nói thể hiện ở lời của người kể và của các nhân vật trong trong đoạn văn sau:

Phương pháp giải:

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ nói thể hiện ở lời của người kể và của các nhân vật trong đoạn trích Chí Phèo của Nam Cao.

Lời giải chi tiết:

- Lời của tác giả trong đoạn trích: ngôn ngữ trần thuật/ kể chuyện thường độc thoại

- Lời của nhân vật, ngôn ngữ đối thoại: “Chắc nó trừ mình ra!” (lời của cả làng Vũ Đại); “Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không ?”


Câu 4

Câu 4 (trang 44, SBT Ngữ văn 11, tập hai):

    Dựa vào nội dung một truyện ngắn mà em yêu thích được học trong sách Ngữ văn 11, tập hai. hãy viết một vở kịch ngắn có sự đối thoại giữa các nhân vật thể hiện rõ đặc điểm ngôn ngữ nói.

Phương pháp giải:

Chọn một truyện ngắn đã học mà các em yêu thích để viết một màn kịch có đối thoại giữa các nhân vật thể hiện được những đặc điểm của ngôn ngữ nói.

Lời giải chi tiết:

Dựa vào nội dung truyện ngắn Một người Hà Nội - Nguyễn Khải, em đã xây dựng 1 vở kịch ngắn, đối thoại giữa hai nhân vật: anh Khải và cô Hiền.

Khi Khải trở lai Hà Nội, thăm lại cô Hiền, trong lòng chất chứ nhiều thắc mắc, Khải không nén được tò mò mà hỏi.

Khải: Tại sao cô không phải học tập cải tạo? Cô giấu cũng tài nhỉ!

Cô Hiền (Không lấy làm lạ, cười rất tươi rồi nói): Tao chưa đủ tiêu chuẩn.

Khải (vừa cười vừa đáp, vẻ không tin): Lại còn chưa đủ.

Cô Hiền: Tao có bộ mặt rất tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được.

……