Giải Bài tập tiếng Việt trang 22 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều
(Bài tập 1, SGK) Dựa vào ngữ cảnh, xác định nghĩa của các từ ngữ in đậm trong khổ thơ dưới đây:
Câu 1
Câu 1 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Bài tập 1, SGK) Dựa vào ngữ cảnh, xác định nghĩa của các từ ngữ in đậm trong khổ thơ dưới đây:
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
(Nguyễn Khoa Điềm)
Phương pháp giải:
Xác định nghĩa của các từ in đậm dựa theo ngữ cảnh.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ là những lời tâm tình gửi tới mẹ già.
- quả: chỉ người con bé bỏng non nớt
- quả non xanh: người con chưa trải qua những sóng gió , bão táp của cuộc đời; chưa trưởng thành, không thể giúp đỡ, chưa thể đáp ứng nguyện vọng của người mẹ yêu thương đang chăm lo, nuôi nấng bản thân mình nên người.
Câu 2
Câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Trong bài thơ Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông), cụm từ cánh buồm (được dùng ở nhan đề bài thơ và ở các khổ thơ thứ ba, thứ tư) biểu thị điều gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các khổ thơ thứ ba và thứ tư trong bài thơ Những cánh buồm
Chú ý các dòng thơ: Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa… Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời./ Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ./ Cha mượn cho con buồm trắng nhé,/ Để con đi…)
Lời giải chi tiết:
- Nghĩa gốc: chỉ vật thường làm bằng vải hay cói, căng ở cột thuyền để hứng gió, tạo sức đẩy cho thuyền đi
- Nghĩa của từ “cánh buồm” trong nhan đề và các khổ thơ thứ ba, thứ tư:
Câu 3
Câu 3 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
(Đỗ Trung Lai)
Phương pháp giải:
Dựa vào ngữ cảnh và trả lời
Lời giải chi tiết:
a. Nghĩa của từ cầm: kìm nén (sự xúc động, dòng nước mắt)
b.
Câu 4
Câu 4 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Xác định nghĩa của từ in đậm trong câu sau. Chỉ ra ngữ cảnh giúp xác định nghĩa của từ đó.
Đừng cho phép lưỡi bạn vượt quá ý nghĩ của bạn. (Sách 3 500 câu danh ngôn)
Phương pháp giải:
Dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ
Lời giải chi tiết:
- Nghĩa của từ lưỡi:
- Dựa vào ngữ cảnh:
Câu 5
Câu 5 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Bài tập 3, SGK) Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng trong những câu dưới đây:
a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… (Hồ Chí Minh)
b) Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Đề con đi...
(Hoàng Trung Thông)
c) Về đây mới thấy, sen xứng đáng để... ngợp. (Văn Công Hùng)
d) Nhưng... xin lỗi… - Từ đầu dây bên kia có giọng kinh ngạc phản đối -Tôi không thể…! (Brét-bơ-ry)
Phương pháp giải:
Nêu tác dụng của dấu chấm lửng trong từng trường hợp.
Lời giải chi tiết:
a) Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa liệt kê.
b) Dấu chấm lửng diễn tả những ước mơ dài rộng chưa kể ra hết, gợi liên tưởng về những không gian cao xa, xa như ước mơ con.
c) Dấu chấm lửng làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ là từ “ngợp”.
d) Dấu chấm lửng thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải Bài tập tiếng Việt trang 22 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều timdapan.com"